Khám phá

Nếu diệt trừ Tào Tháo thành công, số phận của Hán Hiến Đế và vương triều nhà Hán sẽ ra sao?

"Kịch bản" nào sẽ trở thành kết cục của Hán Hiến Đế và vương triều nhà Hán nếu Tào Tháo bị trừ khử? Liệu rằng đó có phải là kết cục tốt đẹp như hậu thế vẫn thường tưởng tượng?

Lương Sơn Ngũ hổ tướng và Tam Quốc Ngũ hổ tướng, bên nào lợi hại hơn? / Trương Phi trời không sợ đất không sợ, chỉ sợ duy nhất một người, không dám tùy tiện giao tranh

Năm xưa, Tào Tháo từng dùng kế sách thao túng Thiên tử để ra lệnh cho các chư hầu, từ đó coi Hán Hiến Đế như một quân cờ chính trị để giúp mình xưng bá một phương.

Cũng bởi vậy mà có không ít người từng đặt ra một câu hỏi: Hán Hiến Đế năm xưa liệu đã từng có ý định giết quyền thần họ Tào này để đoạt lại quyền lực hay không?

Diệt trừ Tào Tháo: Nước đi phục hưng Đại Hán hay nước cờ đoạt mạng hoàng đế?

 Nếu diệt trừ Tào Tháo thành công, số phận của Hán Hiến Đế và vương triều nhà Hán sẽ ra sao? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Theo Qulishi, vị Hoàng đế nhà Hán ấy chắc hẳn đã từng có ý định này, nếu không thì sự kiện "Y đái chiếu" đã không thể nào có cơ hội phát sinh.

Sử cũ ghi lại, sau khi lọt vào tay Tào Tháo và chịu cảnh kìm kẹp, Hán Hiến Đế đã từng gửi cho Đổng Thừa bức mật chiếu được cất trong 1 chiếc đai lưng nạm ngọc, gọi là "Y đái chiếu", nhằm mục đích khích lệ trung thần diệt trừ Tào Tháo.

Đổng Thừa sau đó đã tập hợp những vị đại thần đáng tin cậy, trong số này có cả Lưu Bị và Cát Bản để bàn bạc lập mưu. Thế nhưng kế hoạch không may bại lộ, Đổng Thừa và cả gia đình sau đó đều bị xử trảm.

Tuy nhiên cần phải làm rõ một điều: Dựa vào bối cảnh lúc bấy giờ, việc giết Tào Tháo có giúp Hán Hiến Đế thực sự đoạt lại quyền lực được hay không?

Chỉ e rằng nếu thực hiện bước đi này, quyền lực còn chưa hoàn toàn về tay thì họa sát thân đã cận kề ngay cạnh.

 

Minh chứng là năm xưa, Đổng Trác cũng đã từng lợi dụng Thiên tử để sai khiến chư hầu. Kết quả là sau khi diệt được Đổng tặc, quyền lực chẳng những không về tay nhà vua mà còn khiến thiên hạ càng thêm loạn lạc.

Vì vậy Qulishi cho rằng, Hán Hiến Đế giết Tào Tháo cũng chưa chắc đã đoạt lại được hoàng quyền, ngược lại còn phân tán quyền lực đến tay con cháu của Tào Tháo cũng như các tướng sĩ nắm giữ binh quyền khác.

Điều này chẳng những khiến tình hình chính trị xấu đi mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự an nguy của Hoàng đế.

Thậm chí có ý kiến còn cho rằng nếu năm xưa không có Tào Tháo thì một Hán Hiến Đến trong tay chẳng nắm binh quyền ắt sẽ như cá nằm trên thớt, mặc người xâu xé.

Vì vậy chúng ta không thể không đặt ra câu hỏi: Giết Tào Tháo liệu có phải là một ý tưởng đúng đắn ở vào thời điểm lúc bấy giờ?

 

Bài học xương máu từ lịch sử: Minh chứng cho thấy trừ khử Tào Tháo là hạ sách đối với Hán Hiến Đế

 Nếu diệt trừ Tào Tháo thành công, số phận của Hán Hiến Đế và vương triều nhà Hán sẽ ra sao? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Thực tế, việc trừ khử một quyền thần vượt mặt Hoàng đế đã từng không ít lần xảy ra trong lịch sử Trung Hoa. Trong số đó, có bối cảnh tương đồng nhất với Hán Hiến Đế và Tào Tháo chính là trường hợp của Bắc Ngụy Hiếu Trang Đế và Nhĩ Chu Vinh.

Sử cũ ghi lại, Nhĩ Chu Vinh năm đó tuy ở Tấn Dương nhưng lại khống chế cả triều đình Bắc Ngụy. Toàn bộ đại thần, thái giám bên cạnh Hiếu Trang đế đều là bè đảng thân tín do quyền thần này cài vào.

Thậm chí Nhĩ Chu Vinh còn muốn can thiệp vào đời tư của nhà vua, ép vua lập con gái mình từ vị trí trắc phi lên ngôi Hoàng hậu.

 

Từ những điểm trên, không khó để nhận thấy hoàn cảnh của Hiếu Trang đế lúc bấy giờ quả thực cũng chẳng khác so với Hán Hiến đế là bao.

Vì vậy, Hiếu Trang Đế tất nhiên luôn muốn trừ khử Nhĩ Chu Vinh để đoạt lại quyền lực tối cao vốn nên thuộc về mình.

Do đó, ông bắt đầu cùng một số cận thần lập nên mưu kế, chỉ tiếc rằng âm mưu chưa thành thì tin tức đã truyền đến tai Nhĩ Chu Vinh.

Khi hay tin này, các thân tín bên cạnh đều khuyên quyền thần họ Nhĩ nên chủ động ra tay trước. Thế nhưng Nhĩ Chu Vinh là kẻ tự phụ, cho rằng Hiếu Trang Đế không có bản lĩnh diệt trừ mình.

Sau khi trở về Lạc Dương, y còn thản nhiên tâu lên Hoàng đế tin đồn về âm mưu trừ khử nói trên. Hiếu Trang Đế ngoài mặt bác bỏ, khiến cho Vinh càng thêm huênh hoang tự phụ, mỗi lần vào cung yết kiến chỉ mang theo vài chục vệ sĩ mà không đem theo binh khí.

 

 Nếu diệt trừ Tào Tháo thành công, số phận của Hán Hiến Đế và vương triều nhà Hán sẽ ra sao? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Nhân cơ hội đó, phe cánh của nhà vua khẩn trương tiến hành kế hoạch. Kết quả là tháng 9 năm 530, Hiếu Trang Đế cho người mai phục tại điện Quang Minh, lại vờ loan tin Hoàng hậu sinh hạ hoàng tử.

Bá quan văn võ hay tin đều chúc mừng Nhĩ Chu Vinh lên chức ông ngoại. Quyền thần này cũng vô cùng vui mừng, lập tức vào cung.

Nào ngờ vừa bước tới điện Quang Minh thì y đã bị thủ hạ của nhà vua mai phục. Nhĩ Chu Vinh hoảng sợ, định bắt nhà vua làm con tin.

Lúc này, Hiếu Trang Đế lập tức rút ra con dao đã thủ sẵn, đâm chết Nhĩ Chu Vinh. Toàn bộ những kẻ theo y vào cung cũng bị phục binh giết chết.

 

Thế nhưng thực tế là sự việc sau đó lại không diễn ra như mong đợi của HIếu Trang Đế.

Tin Nhĩ Chu Vinh chết vừa truyền đi, họ hàng con cháu họ Vinh liên tục khởi binh tạo phản, thậm chí còn đánh chiếm kinh đô Lạc Dương.

Hiếu Trang Đế cuối cùng bị giết khi đang ẩn cư trong chùa. Trước khi chết, ông không khỏi cảm thán một câu, nguyện rằng đời đời kiếp kiếp không làm Hoàng đế.

Bởi vậy, nếu năm xưa Hán Hiến Đế quả thực trừ khử Tào Tháo, rất có thể thứ chờ đón ông ở phía trước không phải là một Đại Hán đã được chấn hưng mà lại là một cái chết bi thảm chẳng khác nào Hiếu Trang Đế.

Và có lẽ một người thức thời nhà Hán Hiến Đế cũng vì lường trước được điều này nên mới âm thầm nhẫn nhịn chờ đợi thời cơ, sau cùng dù cho đại nghiệp không thành thì ít nhất vẫn có thể yên ổn tới già.

 

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm