Ngã rẽ số phận của 3 mỹ nhân phải làm vợ cho cả bố con hoàng đế
Nữ tù binh may mắn nhất trong lịch sử Trung Hoa: Được Hoàng đế yêu từ cái nhìn đầu tiên, thị tẩm 1 lần duy nhất đã mang thai Thái tử / Trận chiến cuối cùng của hoàng đế vĩ đại nhất lịch sử nước Pháp
Võ Tắc Thiên thường được gọi Võ Hậu, Võ Mị Nương là hoàng hậu thứ 2 của Đường Cao Tông và đồng thời là duy nhất của triều đại Võ Chu, trở thành Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ảnh minh họa
Xuất thân trong một gia đình quý tộc cấp thấp, từ nhỏ bà không cần làm nhiều công việc, bản thân bà cũng không thích may vá, thêu thùa và làm việc nhà, thay vào đó rất thích đọc sách. Do đọc nhiều sách, bà có kiến thức uyên bác hơn nhiều phụ nữ đương thời, tinh thông về chính trị, văn học, nghi lễ và âm nhạc.
Ngay từ khi mới 13 tuổi, bà được tiến cung trở thành phi tử dưới triều Đường Thái Tông và được phong làm Tài nhân. Trong hơn 10 năm làm Tài nhân, Võ Mị Nương không hề sinh con, vì thế theo di mệnh của Tiên hoàng đế, bà và tất cả các phi tần không con khác phải cạo tóc, xuất gia làm ni cô, vào tu ở chùa Cảm Nghiệp. Tuy nhiên, về sau, lại được con trai của Đường Thái Tông - Đường Cao Tông lên nối ngôi nảy sinh tình ý và cho rước về cung, phong lên địa vị Chiêu nghi. Võ Mị Nương đã hãm hại Vương Hoàng hậu và Tiêu Thục Phi khiến họ bị phế truất để lên ngôi hoàng hậu, cùng Cao Tông quản lý chính sự triều đình.
Tranh vẽ Võ Tắc Thiên
Không bao lâu sau khi Cao Tông qua đời, bà phế truất người kế vị là Đường Trung Tông, đưa Đường Duệ Tông lên ngôi, nắm hết mọi quyền hành, tiêu diệt phe đảng các đại thần chống đối và đoạt ngôi nhà Đường, xưng làm Võ Chu Hoàng Đế, sáng lập triều đại Võ Chu.
Trong 15 năm cai trị, Võ Tắc Thiên mở mang lãnh thổ Trung Quốc, khuyến khích phát triển Phật giáo, tập trung phát triển kinh thế - xã hội, duy trì sự ổn định trong nước. Tuy nhiên, do tư tưởng nam tôn nữ ti đã ăn sâu trong lòng xã hội phong kiến, lại thêm tính cách độc ác, hà khắc trong việc cai trị khiến đông đảo cựu thần nhà Đường không phục. Võ Tắc Thiên lại tin dùng Chu Hưng, Lai Tuấn Thần - những kẻ nịnh bợ, hiểm ác khiến quan lại, dân thường nhiều người bị chết oan, sủng ái anh em nam sủng họ Trương, dâm loạn cung trung. Năm 705, tể tướng Trương Giản Chi cùng các đại thần phát động binh biến, giam lỏng bà và đưa Đường Trung Tông lên ngôi lần thứ hai. Bà trở thành Thái thượng hoàng cho đến khi qua đời.
Dương Quý Phi là một phi tần rất được yêu quý của Đường Huyền Tông và được xếp vào một trong Tứ đại của lịch sử Trung Quốc. Ảnh minh họa
Dương Quý Phi tên thật là Dương Ngọc Hoàn, là con út trong số bốn người con gái của một vị quan tư hộ đất Thục Chân. Xuất thân trong gia đình quan lại, cùng gia quyến sống ở Tứ Xuyên, từ nhỏ Dương Ngọc Hoàn được học hát, múa. Đến năm 10 tuổi, cha mẹ mất, Ngọc Hoàn mới đến Lạc Dương, sống với nhà bác ruột.
Khi 14 tuổi, Võ Huệ Phi, phi tần đang được Đường Huyền Tông sủng ái nhất mực đã chọn Ngọc Hoàn làm vương phi của hoàng tử thứ 18 là Thọ Vương Lý Mạo,mỹ nhân họ Dương trở thành Thọ Vương Phi.
Khi Huệ Phi qua đời, Đường Huyền Tông buồn rầu, ngày đêm đều thương nhớ. Bao nhiêu cung tần mỹ nữ cũng không làm Huyền Tông khuây khỏa.
Một hôm Cao Lực Sĩ đi qua phủ Thọ vương thấy Ngọc Hoàn là giai nhân tuyệt sắc, đã tâu với Huyền Tông, truyền đưa Dương Ngọc Hoàn vào Tập Linh đài để trông coi đèn nhang sớm hôm, cầu nguyện cho Võ Huệ Phi, lấy đạo hiệu là Thái Chân. Cao Lực Sĩ lại chọn một người con gái khác để thay Ngọc Hoàn làm Thọ Vương Phi.
Năm 745, Huyền Tông lập nàng làm quý phi, chiều chuộng hết mực. Trong của Huyền Tông, từ khi Dương Quý Phi xuất hiện thì các phi tần khác đều rất khó được lâm hạnh nữa.
Dương Quý Phi, tranh lụa của Takaku Aigai tại bảo tàng mỹ thuật SEIKADO BUNKO
Đường Huyền Tông tin dùng An Lộc Sơn cho giữ phần chỉ huy nửa lực lượng quân sự của triều đình. Tuy có trí thông minh nhưng Lộc Sơn luôn tỏ ra vụng về ngốc nghếch khiến Đường Huyền Tông rất tin tưởng và nhận làm con nuôi.
Bấy giờ, anh trai Dương Ngọc Hoàn là Dương Quốc Trung nắm giữ toàn quyền binh lực. Dương Quốc Trung và An Lộc Sơn cùng tranh giành sự ân sủng của Đường Huyền Tông nên nảy sinh mâu thuẫn. Thấy An Lộc Sơn như cái gai trước mắt nên định mưu hại. An Lộc Sơn biết được nên bỏ trốn và khởi binh, phản lại nhà Đường.
Trong cuộc chính biến, Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi cùng một số quần thần phải bỏ kinh thành chạy vào đất Thục. Khi đến Mã Ngôi thì tướng sĩ không chịu đi nữa, vì lương thực đã hết, quân sĩ khổ nhọc mà Dương Quốc Trung và cả gia quyến đều no đủ sung sướng, nên họ nổi lên chống lại. Dương Quốc Trung ra lệnh đàn áp nhưng bị loạn quân giết chết. Lòng căm phẫn đối với họ Dương chưa tan, loạn quân bức vua đem thắt cổ Dương Quý Phi thì họ mới chịu phò vua. Vì họ cho rằng Quý Phi là mầm sinh đại loạn, thậm chí còn nghi ngờ Dương Quý Phi sẽ trở thành một Võ hậu thứ hai gây họa cho nhà Đường. Huyền Tông không còn cách nào, đành ban cho Quý phi một dải lụa trắng, cho Cao Lực Sĩ thắt cổ Quý Phi. Lúc chết mỹ nhân họ Dương mới 38 tuổi. Sau khi chết, xác Quý Phi chỉ là chôn vội ven đường, sau đó binh lính hành quân tiếp.
Vương Chiêu Quân là một mỹ nhân thời nhà Hán, một trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Vương Chiêu Quân đi vào lịch sử Trung Quốc như một người đẹp hòa bình, sự quên mình của nàng góp phần mang lại hòa bình trong 60 năm giữa nhà Hán và Hung Nô. Ảnh minh họa
Nàng tên thật là Vương Tường, tự là Chiêu Quân. Nàng là con gái của một gia đình thường dân ở tỉnh Hồ Bắc. Vương Chiêu Quân được trời phú nhan sắc tuyệt trần và trí thông minh. Nàng thông thạo đàn tỳ bà và tứ nghệ gồm: cầm, kì, thi, họa, được tuyển vào nội cung vào khoảng sau năm 40 TCN, đời Hán Nguyên Đế. Trong thời gian ở hậu cung, Chiêu Quân chưa bao giờ được gặp mặt hoàng đế và vẫn chỉ là một Cung nữ.
Vì số phi tần trong hậu cung của Hán Nguyên Đế quá đông, nên hoàng đế ra lệnh cho Mao Diên Thọ phải vẽ hình các cung phi để hoàng đế chọn. Các cung phi thường lo lót tiền cho họa sĩ để được vẽ cho đẹp, mong hoàng đế để ý tới. Vương Chiêu Quân từ chối đút lót cho Mao Diên Thọ, hậu quả bức chân dung nàng được vẽ xấu xí nên không được Hán Nguyên Đế để mắt tới.
Năm 33 TCN, lúc đó Hung Nô phía bắc đã thống nhất được Nam bắc sau thời kỳ chia cắt, thiền vu Hung Nô là Hô Hàn Tà đến Trường An để tỏ lòng thần phục nhà Hán, một phần trong hệ thống triều cống giữa nhà Hán và Hung Nô. Thiền vu nắm lấy cơ hội để đề nghị được trở thành con rể của Nguyên Đế. Thay vì gả một công chúa cho thiền vu thì Hô Hàn Tà đã được ban cho 5 cung nữ từ hậu cung.
Tranh vẽ Vương Chiêu Quân cầm tỳ bà
Hán Nguyên Đế ra lệnh trong các cung nữ: Ai tình nguyện lấy thiền vu Hung Nô sẽ được coi như công chúa nhưng chỉ có Vương Chiêu Quân tình nguyện lấy Hô Hàn Tà.
Đến ngày hôn lễ giữa Hô Hàn Tà và Vương Chiêu Quân, Nguyên Đế thấy nàng xinh đẹp nên rất hối tiếc. Ông bèn hạ lệnh mang bức tranh nàng ra xem, thì thấy bức tranh do họa sĩ Mao Diên Thọ vẽ không giống chân dung thật, bèn sai xử trảm người này.
Chiêu Quân trở thành sủng phi của Hô Hàn Tà, được phong là Ninh Hồ Yên Chi. Họ sinh được hai người con trai và một người con gái.
Năm 31 TCN, Hô Hàn Tà chết, Chiêu Quân muốn trở về Trung Quốc, nhưng Hán Thành Đế đã buộc nàng phải theo tập quán nối dây của người Hung Nô và Chiêu Quân trở thành phi tần của thiền vu tiếp theo là Phục Chu Luy Nhược Đề - con trai lớn của Hô Hàn Tà. Trong cuộc hôn nhân mới này nàng có hai người con gái. Sau khi chết, Chiêu Quân được táng tại "Thanh Trủng", lăng mộ hiện nay vẫn còn tại phía nam thành Hô Hòa Hạo Đặc, Nội Mông Cổ.
Tuy nhiên, về cái chết của Chiêu Quân cũng có nhiều giả thuyết. Có giả thuyết cho rằng đến Nhạn Môn Quan, Chiêu Quân gieo mình xuống sông tự vẫn. Lại có giả thuyết cho rằng Chiêu Quân đến đất Hồ, nàng yêu cầu thiền vu Hồ giết chết gian thần Mao Diên Thọ, rồi sau đó nàng tìm cách tự tử, nhảy xuống sông để xác nàng theo dòng trôi trở về đất Trung Nguyên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán