Khám phá

Ngoài phi tần, lãnh cung của Tử Cấm Thành từng giam cầm nhiều đối tượng, trong đó có cả đàn ông

Lãnh cung của Tử Cấm Thành không còn là nỗi ám ảnh riêng của bất kì ai.

Kinh khủng hơn mọi hình phạt, đây chính là điều đáng sợ nhất chờ đợi các phi tần một khi bị đẩy vào lãnh cung / Phi tần thất sủng bị đẩy vào lãnh cung không sợ hình phạt mà sợ nhất đối mặt với điều này

Thời phong kiến Trung Quốc, lãnh cung là hai từ khiến cho những cung nữ, phi tần được vua sủng hạnh phải rùng mình khi nhắc đến. Bởi, thông thường những người thất sủng, bị vua chán ghét mới bị đẩy vào đây.

Ảnh minh họa

Tử Cấm Thành nơi gia đình hoàng tộc của hai triều đại nhà Minh và Thanh sinh sống tồn tại suốt hơn 560 năm, trở thành biểu tượng của nền phong kiến Trung Hoa. Nơi đây có hơn 8600 gian phòng được xây dựng trên phần đất 72.000 m2, trong đó không thể thiếu lãnh cung - nơi chủ yếu dành cho những phi tần phạm tội chưa đến mức khi quân hoặc không được vua yêu thích nữa. Tuy nhiên mỗi thời thì lãnh cung ở Tử Cấm Thành sẽ giam giữ những kiểu người khác nhau.

Ví dụ, vào thời nhà Minh, lãnh cung nằm ở cung Càn Tây ở phía tây của Ngự Hoa Viên, chuyên để bắt nhốt những người phản nghịch lại ý muốn của Khách thị - nhũ mẫu của hoàng đế Minh Hy Tông (như Trương Dụ phi bị Khách thị vu oan sinh con không phải của vua, bị bỏ đói đến chết ở lãnh cung). Ngoài ra, gái già, quả phụ cũng phải gắn bó phần đời còn lại ở lãnh cung.

Tiêu Diêu lầu vẫn còn đến ngày nay

Đáng chú ý, ở Tử Cấm Thành cũng có cả lãnh cung cho đàn ông, được gọi là cung Tiêu Diêu. Người đầu tiên cho xây dựng Tiêu Diêu lầu đó là Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương - người luôn thù ghét những kẻ lười biếng, ham chơi hơn ham làm. Do đó người nào lông bông, mê cờ bạc hay rỗi rãi dắt chó, cầm lông chim đi dạo thì sẽ bị vua tống giam vào Tiêu Diêu lầu, ý là biến nơi hạnh phúc thành nơi những kẻ lười biếng chịu chết đói. Sau này từ nhà Minh đến nhà Thanh, nơi đây trở thành nơi giam giữ cả những thái giám, phạm nhân khác, thường áp dụng hình phạt là bỏ đói cho đến chết.

Trải qua nhiều nghiên cứu, các học giả đều đồng tình với quan điểm lãnh cung thời xưa vốn dĩ không chỉ một cung điện cụ thể mà là chỉ chung những nơi dùng để giam giữ những phi tần, cung nữ phạm trọng tội. Dần dần các đối tượng được mở rộng hơn sang cả thái giám và nam nhân. Lãnh cung ở đâu là do vua chỉ định nên mỗi thời mỗi khác chứ không cố định.

- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm