Khám phá

Ngọc hoàng Thượng đế và Vương Mẫu nương nương có phải vợ chồng?

Trong đại đa số các tác phẩm thần thoại, Vương Mẫu nương nương có thể nói là một nhân vật không thể thiếu.

Vương Mẫu nương nương không chỉ là vị thần tượng trưng cho trường thọ, phú quý vả lại còn tiêu biểu cho nét đẹp cao quý thanh lịch.

Nhưng bạn có biết thật chất Vương Mẫu trong ra sao không? Hay liệu bà có phải thật như hình tượng trong phim truyền hình là một nữ thần cao quý vô song? Và mối quan hệ giữa bà và Ngọc Hoàng có thật sự là vợ chồng như chúng ta thường nghĩ không?

Ảnh minh họa.

Trong tín ngưỡng dân gian, Vương Mẫu là nữ chúa tể trên trời, bà cai quản sự trường thọ và hạnh phúc của loài người. Bà sở hữu pháp thuật cực mạnh và có một vườn đào tiên khổng lồ có thể làm chúng sinh trong tam giới khao khát. Truyền thuyết kể rằng vườn đào của bà có ba loại đào, loại ba ngàn năm chín một lần có thể giúp kẻ ăn vào đắc đạo thành tiên; loại sáu ngàn năm chín một lần có thể trường sinh bất lão; loại chín ngàn năm chín một lần có thể thọ cùng trời đất.

Vương Mẫu nương nương hay còn gọi là Tây Vương Mẫu, lần đầu tiên được nhắc tới là trong cuốn Sơn Hải Kinh. Bà sống ở phía Tây dãy Côn Lôn, nên gọi là Tây Vương Mẫu. Vương Mẫu nương nương có địa vị cực kì cao trong Đạo giáo, sau quá trình lịch sử kéo dài, các tôn giáo dân gian cho rằng bà sở hữu khả năng giúp con người trường sinh bất lão, vì thế họ tôn sùng và cúng bái bà một cách rộng rãi.

Trong quyển nghiên cứu sơ lược về thần thoại Trung Quốc có một chương nói riêng về Tây Vương Mẫu. Trong đó viết, lúc ban đầu hình tượng được miêu tả trong Sơn Hải Kinh của bà là: “Đuôi báo răng hổ, đầu như chim đầu rìu.” Nhưng gần đây có nghiên cứu chỉ ra rằng, miêu tả này phản ảnh sự sùng bái vật tổ hình hổ báo của các bộ lạc cổ ở phía Tây, mà Tây Vương Mẫu rất có thể chính là thủ lĩnh của một bộ tộc mẫu hệ thời kì đó.

Ngoài ra trong quyển Mục Thiên Tử Truyện và Sử Ký – Chu Bản Kỷ cũng có ghi, Tây Vương Mẫu là nữ vương của một đất nước phương Tây từng có duyên gặp gỡ Chu Mục Vương bên bờ Dao Trì. Đến thời Đông Tấn, trong cuốn Hán Vũ Đế nội truyện thì lại miêu tả bà như một tiên nữ mặc trang phục hoàng hậu và là lãnh đạo của chúng tiên nữ.

Theo sự phát triển của Đạo giáo thời Hán Ngụy Lưỡng Tấn, Tây Vương Mẫu được tôn sùng như một vị tôn thần, liệt vào hàng bảy vị thánh tối cao. Cát Hồng trong Chẩm Trung Thư có ghi, Tây Vương Mẫu là vị thần lớn nhất của Đạo Giáo, là con gái của Nguyên Thủy Thiên Vương, tất cả các tiên nữ hoặc những người đắc đạo thành tiên là nữ đều thuộc quyển quản lý của bà.

Trong Đạo Tạng Tam Động Kinh thì liệt bà vào hàng tứ thánh, ngang với ba vị thiên tôn Ngọc Thanh, Thượng Thanh và Thái Thanh.

Tóm lại, từ các tư liệu lịch sử, ta có thể thấy Tây Vương Mẫu là tổ sư gia chính thức của hầu hết các nữ thần trong Đạo giáo.

Tuy nhiên không ít người lại bị các bộ phim thần thoại che mắt, thấy Tây Vương Mẫu và Ngọc Hoàng thường ra vào có nhau, nên cứ thế cho rằng họ là vợ chồng, cho là Tây Vương Mẫu dựa vào Ngọc Hoàng nên mới có quyền uy to lớn trên thiên đình và được dân chúng thờ thụng nhiều như vậy.

Dựa theo điển tịch, Vương Mẫu và Ngọc Hoàng không có bất kì quan hệ thực chất nào, trong các điển tịch của Đạo giáo được biết đến hiện nay cũng không hề đề cập tới quan hệ vợ chồng giữa họ. Đạo giáo tôn sùng âm dương, mọi việc không thể đều là vì cổ vũ người ta biến nó thành có thể. Như vậy, trong Đạo giáo chính thống, liệu có một vị thần nào có quan hệ lứa đôi với Tây Vương Mẫu hay không?

Trong thần hệ của Đạo Giáo, Tây Vương Mẫu là nữ thần ngưng tụ từ tiên thiên âm khí, là người đứng đầu các tiên nữ, cai quản phía tây của núi tiên Côn Lôn. Ngược lại với bà là Đông Vương Công hình thành từ tiên thiên dương khí, đứng đầu các tiên nam. Cai quản tiên đảo Bồng Lai phía đông, có thể nói Tây Vương Mẫu và Đông Vương Công là hai vị thần âm dương bổ trợ cho nhau.

Trong cuốn Ngô Việt Xuân Thu của Triệu Diệp thời Đông Hán có ghi Đông Vương Công ở phía Đông thuần dương; Tây Vương Mẫu ở phía Tây thuần âm. Điều đáng chú ý là Tây Vương Mẫu và Đông Vương Công dù là hai mặt âm dương nhưng trong cuốn Nguyên Thủy thượng thật chúng tiên ký có ghi: Thái nguyên Thánh Mẫu sinh mười ba Thiên Hoàng, là Phù Tang Đại Đế Đông Vương Công, lại xưng Nguyên Dương Phụ, lại sinh Cửu quang huyền nữ, tên gọi Thái Thật Thiên Mẫu.

Có thể thấy cả hai chỉ là anh em chứ không phải vợ chồng. Bên cạnh đó việc hiến tế cả hai bắt nguồn từ thời nhà Hán.

Theo các văn hiến Thần Tiên Truyện và Dung Thành tập tiên lục, Vương Mẫu có tất cả 24 cô con gái, trong đó chỉ có 5 cô có thân phận rõ ràng. Tức là Thất tiên nữ và Chức nữ đều có thể chỉ là con của Tây Vương Mẫu chứ không hề liên quan gì tới Ngọc Hoàng.

Cũng có nghĩa việc ai là chồng thật sự của Tây Vương Mẫu cũng trở thành câu hỏi ngàn đời không có lời giải.

Theo Thanh Yên/Helino
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo