Ngôi nhà cổ gần 200 tuổi chứa bảo vật dát vàng tại Hà Nội
Kỳ tài số 1 thời Tam Quốc: Gia Cát Lượng không bằng; Tào Tháo, Tôn Sách từng muốn giết / Ánh sáng đô thị có thể khiến cá thiếu ngủ
Nằm sâu trong ngôi làng bình dị Trường Yên (Chương Mỹ, Hà Nội) cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 35km, ngôi nhà với tuổi đời gần 200 năm mang trong mình nhiều cổ vật, trong đó giá trị nhất là bức thiều châu dát vàng. Lối đi lên nhà vẫn giữ được nét cổ kính nguyên bản với tường làm được bằng đá ong. Ông Trịnh Văn Hùng – chủ nhân hiện tại của căn nhà kể rằng hàng năm vẫn có những cặp vợ chồng đến đây chụp ảnh cưới bên nét cổ kính của lối đi này.
Ông Hùng cho biết, chủ đầu tiên của ngôi nhà là cụ Trịnh Văn Tạc - một chánh tổng thời phong kiến, thân sinh nghệ sĩ hài Trịnh Mai. Cụ đã cho xây dựng ngôi nhà vào đầu thế kỷ 20. Sau đợt cải cách ruộng đất, gia đình ông Tạc chuyển về nội thành Hà Nội sinh sống.
Ngay gian chính giữa của căn nhà là bức thiều châu (cửa khám thờ) dát vàng thật, được chạm trổ rất tinh xảo với các chi tiết hoa trái, chim trĩ, thỏ, sóc mang nét sang trọng và cổ kính.
Bức thiều châu cùng với ba chữ “Hiếu – Trí - Hoa” sơn son thiếp vàng được gia đình ông Hùng coi như bảo vật. Dù đã nhiều lần được các tay buôn đồ cổ gạ mua với giá cao nhưng gia đình ông Hùng quyết không bán.
Thỉnh thoảng, ông Hùng chỉ dám lấy chổi lông gà mềm phủi bụi chứ không dám lau chùi nhiều vì sợ hỏng. Dù vậy, lớp vàng vẫn giữ được độ bóng và màu sắc rực rỡ, tươi sáng.
Nóc chính của căn nhà được thiết kế theo lối chồng rường, mỗi chi tiết đều được đục, chạm rồng phượng cầu kỳ, mang đậm nét kiến trúc cổ của người Việt.
Chiếc đồng hồ cổ mang đậm phong cách Pháp bây giờ được dùng làm vật trang trí còn bức tranh tứ quý thì được ông tìm mua để hợp với căn nhà.
Một thanh xà ngang có hiện tượng mối mọt nhưng các cột và mộng nhà còn rất chắc chắn. Ông Hùng cũng dự định sẽ sửa sang, tu bổ lại căn nhà để con cháu sinh sống được an tâm.
Bức cuốn thư cổ được treo trên cửa chính cũng được chạm trổ cầu kỳ và dát vàng một số chi tiết.
Mỗi cửa phụ ở hai bên được treo một bức khánh, nóc nhà bằng gỗ xoan, gỗ mít đều giữ được nguyên vẹn từ thời ông Chánh tổng họ Trịnh.
Trải qua bao biến cố, các họa tiết chạm trổ đầu rồng, hoa lá vẫn còn nguyên nét bề thế.
Ông Trịnh Văn Hùng rất tự hào về căn nhà đặc biệt mang nhiều giá trị về kiến trúc và văn hóa của gia đình, đó cũng là lí do ông quyết định giữ nguyên bản toàn bộ căn nhà.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách