Người đầu tiên ăn socola ở Trung Quốc: Cất công tìm cho bằng được nhưng đến khi nếm xong thì... trở mặt
Không phải Hòa Thân, đây mới là 'tham quan đệ nhất' thời nhà Thanh / Vì sao phi tần thời nhà Thanh sau khi thị tẩm xong lại không được ở lại tẩm cung Hoàng đế qua đêm?
Vào khoảng đầu thế kỷ 16, khi các nhà hàng hải Tây Ban Nha tới Mexico, họ đã lần đầu tiên được thưởng thức loại đồ uống làm từ socola tại đây.
Sau đó, những hạt giống cacao cũng như cách thức pha chế socola dạng uống liền được mang về châu Âu. Chẳng bao lâu sau, socola nhanh chóng trở nên thịnh hành ở khu vực này.
Ban đầu, đây được xem như một loại dược liệu. Thế nhưng người châu Âu đã biết dùng sữa bò và đường để pha chế chúng thành một loại socola dạng lỏng với mùi vị tương đối giống bây giờ.
Vì vậy socola chính thức trở thành một trong những thức uống phổ biến nhất châu Âu thời ấy.
Vào năm 1706 dưới thời nhà Thanh, loại đồ uống này đã theo người phương Tây vượt qua đại dương và truyền tới Trung Hoa. Điều thú vị còn nằm ở chỗ, theo nhiều sử liệu ghi lại, người đầu tiên được thưởng thức món đồ Tây phương này không phải ai xa lạ mà chính là Khang Hi Hoàng đế.
Hứng thú với socola, Khang Hi chủ động sai người đi tìm kiếm
Chân dung Khang Hi Hoàng đế. (Nguồn: Baidu)
Sử cũ ghi lại, vào mùa hè năm 1706, thời tiết ở kinh thành Bắc Kinh vô cùng nóng nực. Khang Hi lúc đó cũng cảm thấy khó chịu nên đã đi tới một hành cung mát mẻ để tránh nóng.
Lúc bấy giờ, đã có một số nhà truyền giáo phương Tây vượt biển tới Đại Thanh. Khang Hi khi đó liền hạ lệnh cho Tổng giám Võ Anh điện khi ấy là Hách Thế Hưởng đi tìm họ để kiếm về một số loại thuốc tây có công dụng giải nhiệt.
Điều bất ngờ còn nằm ở chỗ, Hoàng đế còn yêu cầu vị đại thần này mang về socola – thứ đồ uống vốn nổi tiếng ở phương Tây lúc bấy giờ.
Trên thực tế, việc Khang Hi biết tới socola cũng không phải là điều gì khó hiểu. Bởi vị Hoàng đế này từ lâu đã rất tò mò và hứng thú với những vật phẩm đến từ Tây phương.
Tương truyền rằng vào năm 40 tuổi, ông từng bị sốt rét nặng tới nỗi các ngự y trong cung đều không có cách nào chữa trị.
Khi mọi người đều nghĩ rằng Hoàng đế đã lành ít dữ nhiều thì có một giáo sĩ người Pháp tìm tới và dâng lên loại thuốc giúp Khang Hi thoát được cửa tử một cách thần kỳ.
Kể từ đó, vị Hoàng đế ấy luôn tỏ ra hết sức hứng thú với những thứ mới lạ đến từ phương Tây. Cũng vì vậy mà khi nghe tới socola, ông cũng không khỏi tò mò và muốn nếm thử.
Hành trình đến bàn ăn hoàng gia của socola ở Trung Hoa và kết cục khó tin
Tranh minh họa.
Sau khi nhận được chỉ dụ của nhà vua, đại thần Hách Thế Hưởng liền lập tức tiến hành. Vì sở hữu thân phận cao quý, vị đại thần này đã có nhiều lần tiếp xúc với người phương Tây từ trước đó.
Nhờ thế, ông rất nhanh đã nghe ngóng được rằng có một người đến từ Italy mang theo hơn 100 loại socola.
Sau khi tìm được người này, Hách Thế Hưởng đã dựa theo khẩu vị của Khang Hi mà chọn ra 50 loại socola khác nhau, đồng thời cũng hỏi cặn kẽ người bán về thành phần và cách pha chế.
Biết được người phương Tây khi ấy thường pha socola với nước đường, rót vào những bộ chén tách bằng bạc và khuấy lên rồi mới uống, Hách Thế Hưởng còn đặc biệt chế tạo một bộ dụng cụ thưởng trà mới cho Hoàng đế tận hứng.
Không chỉ dừng lại ở đó, ông đã thử pha chế socola rồi tự mình thể nghiệm, thậm chí còn cất công mời một giáo sĩ phương Tây khác tới thỉnh giáo.
Tới khi xác định không còn gì sai sót, Hách Thế Hưởng mới dám dâng thành phẩm lên cho nhà vua. Vị đại thần này còn cẩn thận tới nỗi viết hẳn một bản tấu chương dài gần 1000 chữ chẳng khác nào hướng dẫn sử dụng để tấu lên Hoàng đế.
Trong đó, ông có đề cập tới các đặc tính của socola như: "tính nhiệt, vị ngọt đắng, tổng cộng có 8 loại thành phần, trong đó có ba loại có ở nước ta là quế, tần giao, đường trắng…".
Ảnh minh họa: Nguồn Baidu.
Thế nhưng trước sự tận tâm của cận thần, Khang Hi lại có vẻ thiếu kiên nhẫn và yêu cầu Hách Thế Hưởng chỉ trình bày tóm tắt về dược tính của socola mà thôi.
Không nghĩ tới Hoàng đế sẽ hỏi về phương diện này, Hách Thế Hưởng lại một lần nữa đi thỉnh giáo các giáo sĩ phương Tây, cũng cất công tìm đến các thái y trong cung nghe giải thích rồi dâng lên bản tấu chương thứ hai.
Trong đó, ông trình bày rằng socola là được dùng như một loại thức uống ở châu Âu, có thể ví như trà của Tây phương, người nào dạ dày không tốt, thể hàn, bị tiêu chảy… đều có thể uống để điều dưỡng.
Không khó để nhận thấy vì muốn Hoàng đế được tận hứng với thứ sơn hào hải vị mới lạ kia, vị quan họ Hách đã bỏ ra không ít tâm sức.
Nào ngờ sau cùng, Hoàng đế chỉ đáp lại ông đúng ba chữ: "Đã biết rồi!".
Ảnh minh họa: Nguồn Baidu.
Thế nhưng sự thực là sau khi nếm thử socola, Khang Hi lại chẳng mấy đánh giá cao thứ đồ này.
Ông cho rằng dù được mệnh danh là "trà của Tây phương" thì hương vị của nó không thể so với các loại lá trà Trung Hoa, phương pháp pha chế cũng quá mức cầu kỳ, hơn nữa nếu bàn về dược tính thì những loại dược liệu có công dụng tương tự ở trong nước cũng chẳng hề thiếu.
Xuất phát từ nhận định này, Khang Hi cho rằng không cần thiết phải nhập về nước một loại dược liệu Tây phương với công dụng có hạn như vậy, vì thế sau đó cũng không đề cập với người phương Tây về socola thêm một lần nào nữa.
Bởi vậy cho nên phải tới những năm cuối thời nhà Thanh, socola mới thực sự được biết tới rộng rãi và trở nên phổ biến tại Trung Hoa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ
Tre không phải loài cây, gọi là gì?