Người phụ nữ xinh đẹp khiến Tào Tháo phải "cảm phục" 1 đời
Mỹ nhân hoàng tộc và "lời nguyền nghiệt ngã" ám ảnh cả hoàng gia / Chân dung vị kiếm khách ít người biết, nhưng từng khiến Lã Bố mệt ‘bở hơi tai’
Tào Tháo tên tự là Mạnh Đức sinh năm 155, mất năm 220. Tào Tháo là con trai của Tào Tung. Tào Tháo sinh ra tại huyện Tiêu, nước Bái trong gia đình giàu có. Từ bé, Tào Tháo đã tỏ ra là một người rất thông minh, ít để ý đến cái nhỏ, tính tình phóng đãng nhưng rất ham đọc sách, đặc biệt là binh thư.
Đặc biệt, Tào Tháo có nhiều biểu hiện có một người có quyền biến, nhiều mưu mẹo. Cho đến nay, sử sách vẫn lưu truyền câu chuyện về khả năng quyền biến mưu mẹo của Tào Tháo.
Sự cự tuyệt và cương quyết của Đinh phu nhân sau nhiều lần Tào Tháo sai người và đích thân đến đón bà về không được đã khiến Tào tháo quyết định dứt tình. Sau đó, ông lập người vợ mới là Biện phu nhân. Nói về Biện phu nhân, người ta cũng luôn để tâm đến, vì bà xuất thân là kĩ nữ nhưng lại có tấm lòng trong sáng, đoan trang và vô cùng lương thiện.
Tào Tháo |
Biện thị - Biện phu nhân (159-229), theo sử sách Trung Quốc, là người huyện Khai Dương, quận Lang Nha. Nhà của bà rất nghèo, tương truyền, Biện thị được sinh ra vào tháng mười hai, khi sinh hạ bà, bỗng trong phòng xuất hiện thứ ánh sáng màu vàng rực rỡ. Cha mẹ lấy làm lạ, bèn mời một vị thầy bói có tiếng trong vùng đến xem giúp. Thầy bói xem xong liền phán “Cũng có cát lợi, tương lai nhất định sẽ gặp phú quý”. Lời thầy bói nói thoạt tiên không ứng nghiệm, do gia cảnh ngày càng khốn khó, Biện thị bị đẩy vào chốn lầu xanh, về sau lưu lạc đến huyện Tiêu của nước Bái.
Đến lúc này, thì lời tiên đoán năm nào của thầy bói bắt đầu linh ứng. Năm 20 tuổi, bà gặp Tào Tháo, lúc ấy đang làm huyện lệnh huyện Đốn Khâu, được lấy làm vợ thứ 2 của Tào, cùng ông phiêu bạt khắp chốn. Sau đó lần lượt sinh cho Tào Tháo 4 người con nổi tiếng tài giỏi: Tào Phi (sau này chính là hoàng đế đầu tiên của nhà Ngụy), Tào Chương, Tào Thực, Tào Hùng.
Biện phu nhân xuất thân bần hàn, tính cách hết sức khiêm nhường, nhưng bản lĩnh lớn, tính tình bình tĩnh, mạnh mẽ và quyết đoán. Ví như năm 189, bà cùng Tào Tháo vào thủ đô Lạc Dương. Tháng 9 năm ấy, Đổng Trác làm loạn triều chính, Tào Tháo nhận lệnh giết Đổng Trác không thành, bị truy sát ráo riết, không rõ sống chết ra sao. Lúc này, Đổng cho quân bao vây gia trang của Tào Tháo, trong thành lại có tin đồn Tào Tháo đã chết, bọn người nhà nô tì hết sức sợ hãi, khóc ròng, bảo nhau thu dọn trở về quê cũ. Biện thị mặt lạnh như tiền, bình tĩnh bảo rằng: “Tào quân lành dữ chưa biết, bây giờ các ngươi về quê, ngày mai lão gia trở lại, các ngươi liệu còn mặt mũi nào mà nhìn lão gia lần nữa?” Mọi người nghe xong, tự thấy xấu hổ, lại quay lại thu xếp việc nhà như bình thường. Sau này Tào Tháo biết chuyện, trong lòng hết sức cảm phục bà.
Biện phu nhân và Tào Tháo |
Dù xuất thân là kĩ nữ nhưng Biện phu nhân luôn khiến người khác kính trọng bởi sự đỗi đãi rất ân cần, chu đáo với cả người thân cũng như kẻ hầu người hạ. Bà còn là một người phụ nữ hiền đức, độ lượng, là người mẹ, người vợ đảm đang.
Với những người vợ của Tào Tháo, bà không hề ghen ghét, ganh tị, thậm chí còn đối xử tốt với họ, đặc biệt là đối đãi rất tốt với con của các tì thiếp khác của chồng. Biện phu nhân tuy sống trong giàu sang, không thiếu quyền thế và phú quý, nhưng lại cần kiệm hết sức, bà không bao giờ mặc lụa gấm đắt tiền, trang sức hay ăn đồ sơn hào hải vị. Bà là mẫu hậu của vị hoàng đế đầu tiên của nhà Ngụy, Tào Phi.
Dù có cuộc sống sung túc, sang trọng, quyền lực nhưng lúc nào bà cũng khiêm nhường, giản dị, không màng trang sức đắt tiền, châu báu lụa là. Chính vì thế mà lúc nào Tào Tháo cũng cảm phục bà. Sau này, bà còn là người phò tá các đời vua, từ chồng mình tới con mình, rồi cháu của mình. Bà là hậu phương vững chắc, là vị Vương hậu giản dị, thông minh, là Thái hoàng thái hậu được tôn kính, nể trọng.
Sách Ngụy Tấn thế thuyết cho rằng khi Tào Chương cùng Tào Phi đánh cờ trong lầu của Biện thái hậu, bị Tào Phi cho ăn táo có độc. Người hầu mang nước đến cho Tào Chương uống bị Tào Phi sai đập vỡ bầu nước, Biện thái hậu vội đi chân không chạy ra giếng múc nước cho con thứ, nhưng không tìm được gàu múc.
Vì vậy Tào Chương trúng độc qua đời. Tào Thực cũng bị Tào Phi giáng tước. Sau đó được thăng lên tước vương nhưng cũng bị người của Tào Phi giám sát chặt chẽ.
Năm 226, Tào Phi qua đời khi mới 40 tuổi, con là Tào Tuấn lên nối ngôi, tức là Ngụy Minh Đế. Biện thái hậu được tôn là Thái hoàng thái hậu.
Bà đề nghị cháu nội Tào Tuấn quan tâm tới người con út của Tào Tháo và người vợ thứ là Triệu cơ, tên là Tào Mậu (tức là chú của Tào Tuấn).
Ngụy Minh Đế bèn phong cho Tào Mậu làm Liêu Thành công, sau đó thăng lên Liêu Thành vương. Năm 230, Biện thái hoàng thái hậu qua đời tại kinh thành Lạc Dương, thọ 71 tuổi. Bà được truy tôn là Vũ Tuyên hoàng hậu và hợp táng với Tào Tháo (được truy tôn là Ngụy Vũ Đế).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ