Khám phá

Nguồn gốc chiếc khăn đội đầu màu đỏ của tân nương thời phong kiến Trung Quốc

Những chiếc khăn đỏ trên đầu các cô dâu thời xưa không chỉ là vật trang trí mà còn ẩn chứa một câu chuyện ý nghĩa đằng sau.

Cuộc đời của thái giám hoàng cung triều Nguyễn / Chiêm ngưỡng bức tranh trên trần chánh điện lớn nhất Việt Nam

Với những ai thường xuyên theo dõi phim cổ trang Trung Quốc thì chắc hẳn không còn xa lạ đối với hình ảnh chiếc khăn đỏ đội trên đầu tân nương trong lễ cưới. Chiếc khăn này không phải là món đồ trang trí thông thường như nhiều người lầm tưởng mà còn ẩn chứa ý nghĩa sâu xa đằng sau.

Ảnh minh họa

Bắt đầu từ truyền thuyết có từ thời nhà Thương. Người đứng đầu khi đó là Trụ Vương nổi tiếng là người thông minh, can đảm, giỏi cầm binh, đánh trận nào là thắng trận đó. Tuy nhiên, Trụ Vương ở ngoài hô mưa gọi gió cỡ nào thì khi trở về hậu cung lại rất yêu chiều và có phần "sợ vợ".

Hình tượng Trụ Vương trên phim truyền hình

Trong một lần dẫn đại thần và quân lính nghênh đón tướng Văn Trọng chiến thắng trong cuộc viễn chinh phía Tây, Trụ Vương đã nghe được một quan đại thần trêu chọc Văn Trọng rằng: "Anh thậm chí còn không thể xử lý được vợ mình, thì anh không tài giỏi đến mức đó". Vua tò mò liền lén đi đến nhà Văn Trọng để quan sát và bắt gặp cảnh tướng quân phụng sự cho mình đangquỳ xuống trước mặt vợ. Quá sốc trước cảnh tượng đó, ông ngay sau khi trở về cung đã ban chiếu lệnh cho các quan đại thần, trong đó có cả Văn Trọng, ngày hôm sau đưa vợ vào cung. Khi tất cả có mặt đông đủ, Trụ Vương đã ra lệnh cho lính canh trói vợ của Văn Trọng và công khai khiển trách trước bá tánh:"Tướng công nhà Thương của ta bị kẻ ngu như ngươi làm nhục, quỳ xuống đất nghe lời khiển trách của vợ phải không? Ngươi định ngang hàng với ta sao?".

Sau đó, người vợ của Văn Trọng còn bị Trụ Vương xử tử, máu túa ra thấm đẫm tấm lụa trắng. Trụ Vương lệnh cho quân lính treo tấm lụa này lên trên thành để cảnh cáo, đồng thời ban lệnh từ đó về sau các cô dâu khi về nhà chồng đều phải trùm khăn đỏ, nhắc nhở họ luôn phải vâng lời chồng. Dần dà quy định này đã trở thành tục lệ ở Trung Quốc và được lưu truyền cho đến ngày nay.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm