Nguồn gốc Karate
Mỗi bữa ăn của hoàng đế có hơn 100 món, đồ ăn thừa sẽ xử lý thế nào? / Vị Tiến sĩ duy nhất được truy phong là 'thần chửi'
Nói về võ thuật, không thể không nhắc đến Karate, môn võ xuất hiện trong nhiều bộ phim hành động, chương trình truyền hình, trò chơi điện tử và thi đấu thể thao.
Với lịch sử lâu dài, Karate ngày nay được ưa chuộng trên khắp thế giới. Các bậc cha mẹ thường khuyến khích con mình theo học môn võ này để rèn luyện thân thể và tự vệ. Nhưng Karate có nguồn gốc ra sao?
Lịch sử lâu đờiKarate có nguồn gốc từ Okinawa vào thế kỷ 14. Nó bắt đầu tồn tại như một môn võ thuật gọi là te, được luyện tập bởi tầng lớp Pechin (học giả trung lưu) của người Ryukyuan (cư dân bản địa ở Quần đảo Ryukyu, bao gồm cả Okinawa).
Năm 1372, vua Sattoo của Chuzan (một trong ba vương quốc của Okinawa) mở rộng quan hệ thương mại với nhà Minh, Trung Quốc và việc trao đổi văn hóa được cả hai vương quốc khuyến khích.
Năm 1392, một nhóm gồm nhiều gia đình Trung Quốc chuyển đến Okinawa và thành lập Kumemura, một hiệp hội gồm các học giả, nhà ngoại giao và quan chức. Họ mang theo mình kiến thức sâu rộng về nghệ thuật, khoa học và võ thuật Trung Quốc.
Cũng như các gia đình người Hoa đến Okinawa, nhiều thành viên của tầng lớp thượng lưu Okinawa thường xuyên đến thăm Trung Quốc. Mặc dù, te đã tồn tại trước cuộc trao đổi văn hóa này, nhưng nó bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự kết hợp của “Kung-fu không thủ” từ Trung Quốc sau cuộc trao đổi.
Những hình thức Karate ban đầu này hiện nay thường được gọi chung là Shuir-te, Nah-te và Tomari-te. Mỗi cái được đặt tên theo thành phố xuất xứ của nó. Điều đặc biệt là từng khu vực đều có hình thức te riêng.
Te tiếp tục phát triển thành môn võ mà ngày nay chúng ta gọi là Karate. Trong vài trăm năm sau đó, ba sự kiện lớn đã giúp phổ biến và phát triển rộng rãi môn võ thuật này.
Vào thế kỷ 15, Okinawa cố gắng tránh xa các hoạt động chiến tranh và đi theo con đường hòa bình. Điều này bắt đầu với việc vua Sho Hashi tập trung hóa chính trị quần đảo vào năm 1429. Sau đó vào năm 1477, vua Sho Shin của Vương quốc Ryukyu còn tiến thêm một bước bằng cách ban hành luật cấm vũ khí.
Những thay đổi trong luật này đã có tác động sâu sắc về mặt văn hóa. Quan trọng nhất, người dân thường tìm cách tự vệ mà không cần đến vũ khí nên võ thuật khuyến khích sử dụng vũ khí không được ưa chuộng. Điều này dẫn đến các kỹ thuật từ “Kung-fu không thủ” của Trung Quốc được giới thiệu đến te, tạo ra kara-te.
Sự phát triển lớn tiếp theo của môn võ thuật này diễn ra vào năm 1806. Một trong những võ sư danh tiếng, Sakukawa Kanga, đã dành nhiều năm tập luyện các môn võ thuật Pugilism (quyền Anh) và Bo (đánh gậy) ở Trung Quốc. Năm 1806, ông sáng tạo ra một môn võ mang tên Tudi Sakukawa và bắt đầu truyền dạy tại thành phố Shuri ở Okinawa.
Võ sư Gichin Funakoshi và võ sư Anko Itosu (phải) góp phần quan trọng vào việc phát triển Karate hiện đại.
Sau đó, Kanga truyền thụ các tuyệt kỹ cho đồ đệ Matsumura Sokon, người đã tạo ra một phong cách khác mang tên Sorin-Ryu. Đến lượt Matsumura truyền sở học của mình cho Anko Itosu. Và Itosu đã nỗ lực hết sức để đơn giản hóa các hình thức được truyền thụ làm cho chúng dễ tiếp cận hơn với những người mới nhập môn.
Năm 1901, Itosu đã giúp đưa Karate vào giảng dạy tại tất cả các trường công ở Okinawa. Các thế thức mà ông tạo ra đều được áp dụng trong hầu hết mọi phong cách Karate được dạy ngày nay. Học trò của ông đã trở thành những võ sư Karate nổi tiếng nhất mọi thời đại. Ngày nay, Itosu thường được tôn xưng là “Ông tổ của Karate hiện đại”.
Ngoài Anko Itosu, còn có một võ sư khác đóng vai trò quan trọng không kém trong sự phát triển Karate hiện đại. Đó là Gichin Funakoshi, người sáng lập ra môn Karate Shotokan, đã giới thiệu và đưa Karate thành môn võ phổ biến rộng rãi ở Nhật Bản.
Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Trong thời kỳ này, quan hệ Trung - Nhật xuống mức thấp nhất. Mọi chuyện bắt đầu với việc Nhật Bản sáp nhập quần đảo Okinawa vào năm 1872.
Tiếp theo là Chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất (1894 - 1895). Mối quan hệ càng căng thẳng sau khi Nhật Bản sáp nhập Triều Tiên vào năm 1910, cũng như sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt ở nước này từ năm 1905 đến năm 1945, cùng sự gia tăng mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc đi kèm với nó.
Funakoshi biết tất cả những điều này sẽ khiến Karate gặp khó khăn ở Nhật Bản. Tên của nó không chỉ có từ tiếng Trung theo nghĩa đen, mà lịch sử của nó còn gắn liền với lịch sử của Trung Quốc, và nhiều kỹ thuật mà nó sử dụng cũng vậy.
Hiện đại hóaTrong Kanji (chữ Nhật viết với gốc từ Hán), Karate ban đầu được viết là “Quyền thuật Trung Hoa hay Đường thủ” vì đây là môn võ chiếm ưu thế của Trung Quốc. Khi Karate lần đầu tiên phổ biến ở Nhật Bản, quan hệ Trung - Nhật rất tốt. Tiếng Trung khá thịnh hành ở Nhật Bản, vì vậy, người Nhật tiếp tục sử dụng cách viết chữ Kanji cho môn võ này.
Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, khi bang giao giữa hai nước trở nên băng giá, cách viết bắt đầu thay đổi.
Biết tên “Quyền thuật Trung Hoa” sẽ không phổ biến trước tình hình này, Funakoshi là một trong những võ sư chịu trách nhiệm đổi tên thành “Không thủ”. Sau đó, để Karate phù hợp hơn với các môn võ thuật khác của Nhật Bản có xu hướng nhấn mạnh vào tâm linh cũng như chiến đấu, hậu tố dō đã được thêm vào. Tên mới, Karatedo (Không thủ đạo), ngụ ý rằng môn võ thuật này là con đường dẫn đến tri thức.
Tuy nhiên, chỉ thay đổi tên thôi là chưa đủ, Karate cần được Dai Nippon Butoku Kai chấp nhận. Được thành lập vào năm 1895 tại Kyoto với tư cách là một trường võ thuật tư nhân, Dai Nippon Butoku Kai nhanh chóng phát triển dưới sự kiểm soát của Chính phủ Nhật Bản.
Một buổi tập Karate trước lâu đài Shuri ở Okinawa vào năm 1938.
Để đảm bảo Karate được chấp nhận, Funakoshi bắt đầu thay đổi tên của nhiều kata, hoặc các hình thức tạo nên karate nói chung. Ví dụ, năm dạng pinan đã trở thành dạng heian. Phần lớn, đây chỉ là những thay đổi chính trị nhằm làm hài lòng chính quyền Nhật Bản theo chủ nghĩa dân tộc.
Quá trình “hiện đại hóa” Karate của Funakoshi được hoàn thành với việc áp dụng kimono trắng (trang phục truyền thống của Nhật Bản) và karategi, cấp đai màu vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Cả hai đều được sử dụng lần đầu tiên bởi Kano Jigoro, người sáng lập Judo và là bạn của Funakoshi.
Sự phát triển cuối cùng của Karate diễn ra sau khi Thế chiến thứ Hai kết thúc và sự sụp đổ của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Năm 1957, một võ sư người Hàn Quốc tên là Masutatsu Oyama đã thành lập một hình thức Karate mới gọi là Kyokushin.
Chương trình giảng dạy của nó tập trung vào “sự sống động”, độ dẻo dai và khả năng tiếp xúc hoàn toàn. Ngày nay, Kyukushin Karate, được biết đến nhiều hơn với cái tên “Karate tiếp xúc hoàn toàn”, và nhiều hình thức Karate hiện đại được xem là hậu duệ trực tiếp của hình thức quyền thuật mạnh mẽ.
Triết lý của Karate
Karate thú vị ở chỗ ở hình thái ban đầu nó không có triết lý chính thức. Với tư cách là te, nó chỉ đơn giản là một tập hợp rộng lớn các kỹ thuật khác nhau được dạy và thực hành bởi các bậc thầy khác nhau.
Mỗi bậc thầy có thể có những triết lý riêng và dạy học trò theo cách riêng của mình. Đặc điểm thống nhất duy nhất của Karate thời kỳ đầu là việc sử dụng một số kỹ thuật nhất định đã được áp dụng từ võ thuật Trung Quốc.
Funakoshi đã thay đổi tất cả điều này. Viết trong Karate-Do Kyohan, Funakoshi đã trích dẫn “Sắc tức thị không, không tức thị sắc” trong Tâm kinh, một tác phẩm nổi tiếng của Phật giáo. Ông tin rằng “kara” của Karate-do có nghĩa là “thanh lọc bản thân khỏi những suy nghĩ ích kỷ và xấu xa... vì chỉ khi có đầu óc và lương tâm trong sáng thì người luyện tập mới có thể hiểu được kiến thức mà mình nhận được...”.
Theo Funakoshi, những người tập Karate cần khiêm tốn và vẻ ngoài nhẹ nhàng. Karate không dành cho những người nóng nảy hay thô lỗ, các học viên “không để dễ dàng bị lôi kéo vào một trận chiến”.
Funakoshi đã đề ra triết lý này vào thời điểm mà Chính phủ Nhật Bản về cơ bản đang thúc đẩy điều ngược lại. Họ khuyến khích việc dạy võ thuật như một vũ khí chiến tranh để chống lại càng nhiều kẻ thù càng tốt.
Funakoshi cho rằng, việc một học viên sử dụng Karate trong một cuộc đối đầu nhiều hơn một lần trong đời là điều bất thường. Ông thực hiện một hành động cân bằng giữa việc phổ biến một môn võ thuật yêu thích, đồng thời cố gắng giữ cho nó trong sáng và không bị ảnh hưởng xấu.
Trẻ em trên thế giới cũng ưa thích Karate.
Karate có một lịch sử hấp dẫn. Một mặt, nguồn gốc của nó ở Okinawa cho thấy điều gì sẽ xảy ra khi các quốc gia hợp tác với nhau thay vì chống lại nhau. Nếu không có mối quan hệ thương mại Trung Quốc - Okinawan và kết quả trao đổi văn hóa, Karate sẽ không bao giờ phát triển.
Trong phần lớn thế kỷ 20, các võ sư Nhật Bản như Funakoshi đã phải thực hiện những thay đổi lớn đối với môn võ mà họ yêu thích chỉ để nó được chấp nhận. Họ phải giảm thiểu di sản Karate Trung Quốc và tạo ra thứ gì đó về cơ bản giống nhau nhưng cũng có sự khác biệt nào đó.
Rất may, ngày nay Karate được dạy dưới nhiều hình thức ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Một lần nữa nó là một công cụ để trao đổi văn hóa. Các học viên từ trẻ đến già cùng chia sẻ nền tảng kiến thức tập thể có từ Okinawa vào thế kỷ 14.
Karate là môn thi đấu quen thuộc ở SEA Games hay Asian Games, nhưng đấu trường Olympic lại là một sân chơi hoàn toàn khác. Tại Thế vận hội 1964, Karate chỉ được xếp vào nhóm các môn biểu diễn, không tính huy chương. Trong lần làm chủ nhà Thế vận hội thứ 32 (2020), Nhật Bản đã thuyết phục thành công các thành viên IOC đưa môn này vào thi đấu.
Tuy nhiên, đây cũng có thể là lần duy nhất Karate xuất hiện trong các môn tranh tài có huy chương ở Thế vận hội. Ở Olympic Paris năm 2024, nước chủ nhà Pháp sẽ bỏ Karate để thay thế bằng các môn nhảy nghệ thuật.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người chết luôn phải che một tấm vải lên mặt? Câu trả lời vô cùng đơn giản nhưng ít người nghĩ tới
CLIP: Cuộc săn kịch tính, sư tử đối đầu trâu rừng dưới sông
CLIP: Đại bàng nhận cái kết đắng khi săn nhầm dê núi dũng mãnh
Thân thế người đứng đầu trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu: Ba lần từ chối làm quan, tên tuổi vang dội cả Trung Quốc
CLIP: Cuộc chiến khốc liệt giành quyền giao phối của heo rừng, cái kết đầy kịch tính
CLIP: Sư tử cái 'to gan' tát sư tử đực và cái kết khiến người xem bất ngờ