Khám phá

Ngưu Ma Vương: Ứng cử viên tiềm năng cho vị trí Đại đồ đệ của Đường Tăng Tây Du Ký

Là vị thánh được đánh giá siêu phàm hơn cả Tề Thiên Đại Thánh, Ngưu Ma Vương là ứng cử viên tiềm năng cho vị trí Đại đồ đệ của Đường Tăng Tây Du Ký.

Ngưu Ma Vương là ứng cử viên sáng giá cho vị trí đồ đệ Đường Tăng

Ngưu Ma Vương là anh em kết nghĩa với Tôn Ngộ Không, trong đó, họ Ngưu làm đại ca. Về bề ngoài, Ngưu Ma Vương rất to lớn, khỏe mạnh với có thân hình vạm vỡ, rắn chắc.

Ngoài ra, Ngưu Ma Vương cũng thông thạo 72 phép thần thông biến hóa, cộng thêm binh khí là một cây đinh ba bảo bối.

Thiết Phiến công chúa và Ngưu Ma Vương có một người con là Hồng Hài Nhi hay còn gọi là Thánh Anh đại vương với tuyệt kỹ là tam muội chân hỏa, tính tình bướng bỉnh không coi ai ra gì. Về sau, Hồng Hài Nhi được Quan Âm Bồ Tát thu nhận làm đệ tử.

Ngưu Ma Vương và Thiết Phiến công chúa trong phiên bản Tây Du Ký 1986.

Trong phim, khi thầy trò Đường Tăng bị mắc kẹt khi đi qua núi Hỏa Diệm Sơn. Cả ngọn núi như lò lửa thực sự, không sao có thể vượt qua được.

Tôn Ngộ Không vì nhiều lần trộm lấy quạt ba tiêu để dập lửa, gây thù hằn với Thiết Phiến công chúa.

Trong trận đại chiến với Tôn Ngộ Không, hai người đánh đến trời long đất lở mà vẫn không phân thắng bại.

Cuối cùng phải nhờ Lý Thiên Vương và Na Tra thái tử sử dụng kính chiếu yêu và bánh xe hỏa luân mới có thể hằng phục chiến thắng Ngưu Ma Vương.

Trong truyền thuyết, Ngưu Ma Vương là một chiến thần siêu việt hơn là Tôn Ngộ Không. Vậy tại sao Phật Tổ Như Lai không cử đi phò giá Đường Tăng để lấy kinh?

Thứ nhất là do Ngưu Ma Vương đã có vợ con, thậm chí có đến 2 bà vợ. Riêng điều này đủ chứng minh, Ngưu Ma Vương không thể dứt bỏ trần tục để sống cuộc sống của một người tu hành.

Thứ hai là do Ngưu Ma Vương có mối quan hệ rất rộng rãi với hầu hết các yêu tinh. Nếu như Ngưu Ma Vương đi lấy kinh thì có lẽ y sẽ là "trùm" và chẳng có một con yêu quái nào dại dột gây sự với "ông trùm" cả.

Nếu không có sự khổ hành và nguy hiểm thì làm sao được gọi là tu luyện?

Bi hài chuyện trâu thật trâu giả

Vốn là một con yêu quái nóng tính, hung hăng, lại không biết nói lý lẽ, nhưng điều đặc biệt nhất là trời không sợ, đất không sợ lại chỉ sợ vợ mà thôi.

Vợ cả của ngưu Ma Vương là Thiết Phiến công chúa (Bà La Sát), vốn là tiên nữ nhưng đã hạ trần, có chiếc quạt ba tiêu là binh khí vô cùng lợi hại.

Nội dung tập 17 Ba lần lấy quạt Ba tiêu tập trung chủ yếu vào cảnh quay trên là lúc Tôn Ngộ Không giao đấu với Ngưu Ma vương, vì yếu thế, Ngưu Ma vương chỉ còn cách hiện nguyên hình là một chú trâu khổng lồ.

Bát Giới và Sa Tăng xông vào tìm mọi cách giữ chặt sừng của Ngưu Ma vương khiến trâu càng trở nên to lớn gấp bội.

Để phục cảnh quay giao chiến với Ngưu Ma vương đảm bảo an toàn, đoàn phim đã chọn địa điểm quay là một sân bay vốn bị bỏ hoang ở huyện Lâm Quế, tỉnh Quảng Tây.

Nhằm để cảnh quay chân thực, đội kỹ xảo mượn được một con bò trưởng thành của người dân địa phương làm mô hình Ngưu Ma vương trong một cảnh phim (mặc dù bản thân Ngưu Ma vương lại là một con trâu).

Ngoài ra, đội mỹ thuật còn trang trí sừng và móng bò những dây kim tuyến lấp lánh, tạo dáng dấp một con bò thần đầy uy linh.

Thời gian quay cảnh trên là khi trời sang thu, khi nhiệt độ còn khá cao và oi bức. Khi quay cảnh Bát Giới và Sa Tăng giao đấu với thần bò, Mã Đức Hoa và Diêm Hoài Lễ đã phải vật lộn với chú bò thật để tạo cảnh quay sống động và chân thực nhất.

Sau một vài lần quay, bò vẫn điềm nhiên như không có chuyện gì xảy ra, trong khi Diêm Hoài Lễ và Mã Đức Hoa phải nằm vật ra đất thở.

Một cảnh quay khó và khá nguy hiểm với chú bò thật, với không chỉ diễn viên mà toàn bộ đoàn phim.

Mã Đức Hoa vừa mệt vừa ca thán: "Xem ra vật lộn với con bò này không hề đơn giản chút nào!".

Tuy nhiên, cảnh quay trên thực sự khó khăn, bởi chú bò kia không hề dễ điều khiển diễn xuất theo đúng yêu cầu của kịch bản.

Đặc biệt ,còn có cảnh toàn thân bò lửa cháy rừng rực, hung hãn. Do vậy, thực hiện cảnh quay như kịch bản là không thể thực hiện được.

Cuối cùng, tổ kỹ xảo vò đầu nghĩ cách khi quyết định sử dụng vải amiăng, may thành trang phục mặc lên thân bò.

Trên tấm y phục được phủ một lớp nhiên liệu dễ cháy, một kíp nổ được cài ở phía đuôi bò.

Khi quay, để đảm bảo không xảy ra nguy hiểm cho quay phim, máy quay được đặt ở vị trí cách 100 m so với bối cảnh quay. Ngoài ra, hai bên máy còn được bố trí vật vật cản, đề phòng mọi bất trắc nguy hại đến máy và quay phim.

Khi cảnh quay bắt đầu, phó đạo diễn Tuần Hạo tay cầm chiếc loa nhỏ và hô: "Diễn!".

Sau khi tiếng hô dứt lời, thì ngay sau đó là tiếng kíp nổ phát ra từ đuôi bò, lửa cháy bùng trên tấm y phục bằng quấn quanh thân bò.

Nhưng ngay lúc đò, chú bò tỏ ra hoảng sợ và dần điên loạn, nó chạy thục mạng về phía trước khiến 7 - 8 nhân viên của đoàn bố trí nắm đầu dây đứng hai bên cũng không khống chế nổi.

Chỉ trong giây lát, chú "bò lửa" đã kéo đứt một bên đầu dây thép, hướng thẳng về máy quay phim phía trước, như muốn xông thẳng vào tổ quay và đạo diễn đang đứng ngay trước mặt.

Tình huống xảy ra quá bất ngờ, mọi người đều không có sự chuẩn bị nào trước, chỉ còn biết ôm lấy máy quay để bảo vệ.

Trở nên hung hãn, con bò lao về phía trước bất chấp vật cản và đâm sầm vào chiếc xe đạp cùng một khung gỗ cạnh đó.

Đến lúc này, bò mới chạy chậm lại, lửa trên thân cũng đã dần tắt, nó có vẻ kiệt sức, miệng đùn nước dãi trắng và nôn thốc nôn tháo, bước đi lảo đảo, rồi lộn nhào xuống một hố đất cạnh đó.

Vài nhân viên cứu hỏa của đoàn được bố trí từ trước, vội chạy tới dùng bình cứu hỏa xịt lên mình bò để dập cho lửa tắt hẳn.

Nguy hiểm là vậy nhưng cuối cùng cảnh quay đã bị phá hủy, đạo diễn Dương Khiết lại phải trăn trở với những tính toán mới.

Sau khi trở về Bắc Kinh, đạo diễn Dương Khiết bàn bạc với tổ đạo diễn, thực hiện quay cảnh giao đấu giữa Ngộ Không và trâu lớn do Ngưu Ma vương hiện nguyên hình bằng một mô hình giả.

Ngưu Ma Vương "nhân tạo" giao chiến Tôn Ngộ Không

Với cảnh quay này, sẽ chỉ còn Ngộ Không và Bát Giới vật lộn giao đấu với bò, thay vì cả Sa Tăng như kịch bản ban đầu.

Để có hình ảnh chú trâu thần trong truyền thuyết, tổ chế tác của Tây Du Ký 1986 đã phải dồn nhiều tầm huyết để thực hiện thủ công các chi tiết.

Tuy vất vả và tốn nhiều công sức, xong thành quả thu được vượt xa hơn những gì nữ đạo diễn họ Dương kỳ vọng.

Ngưu Ma Vương và những người bạn

Ngưu Ma Vương là một vai phản diện kinh điển, do vậy trong phiên bản nào của Tây Du Ký cũng xuất hiện nhân vật này.

Vương Phu Đường: Vai diễn kinh điển nhất

Bộ phim Tây Du Ký nổi tiếng nhất và cũng là kinh điển nhất được phát sóng vào năm 1986. Nhân vật Ngưu Ma Vương do cố nam diễn viên Vương Phu Đường - nghệ sĩ gạo cội của sân khấu kịch Trung Quốc đảm nhận.

Lục Thụ Minh: Ngưu Ma Vương xấu nhất

Trong Đại Thoại Tây Du 1995 do Châu Tinh Trì làm đạo diễn, hình ảnh Ngưu Ma Vương cũng được khắc họa lại nhờ diễn viên Lục Thụ Minh. Tạo hình của nhân vật trong phim được đánh giá là "đúng chất yêu tinh", vừa xấu lại vừa có chất gian ác.

Ngưu Ma Vương xấu nhất lịch sử

Lục Thụ Minh sinh năm 1956 là người rất nổi tiếng qua các bộ phim cổ trang. Đặc biệt là từ sau khi tham gia vào bộ phim Tam Quốc Diễn Nghĩa với vai Quan Vũ, Lục Thụ Minh càng trở nên được yêu thích hơn.

Quách Phú Thành – Ngưu Ma Vương đẹp trai nhất

So với những phiên bản trước đây, nhân vật Ngưu Ma Vương do Quách Phú Thành thể hiện không có chiếc mũi to và rất đẹp trai.

Ngưu Ma Vương Quách Phú Thành

Quách Phú Thành sinh năm 1965 – anh được mệnh danh là Thiên vương Hong Kong.

Thời kỳ hoàng kim của Tứ đại thiên vương, Quách Phú Thành luôn là tâm điểm chú ý của mọi người mỗi khi xuất hiện trên sân khấu.

Những bước nhảy điêu luyện của anh thời đó khiến ai cũng phải ngẩn ngơ ngắm nhìn. Không chỉ vậy, Quách Phú Thành còn thành công trên lĩnh vực phim ảnh và đạt được nhiều giải thưởng điện ảnh uy tín.

Nhiều thập kỷ trôi qua, tên tuổi của Quách Phú Thành đến nay vẫn còn sức hút đối với khán giả.

Theo Minh Anh/Người đưa tin
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo