Khám phá

Nhà săn kho báu Hà Lan 'lùng sục' 800 thùng vàng trên hòn đảo của Robinson Crusoe

Truyền thuyết về 800 thùng vàng và nữ trang đá quý ẩn sâu trên một hòn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương, nguồn khơi dậy cảm hứng để Daniel Defoe viết nên cuốn tiểu thuyết Robinson Crusoe, thật quá khó mà cưỡng lại.

Hòn đảo Juan Fernandez. Nguồn: Bloomberg.

Cuốn tiểu thuyết kể về cuộc hành trình vận chuyểnvàngtừ châu Mỹ đến hòn đảo nhỏ trong thế kỉ 18 dường như phải thay đổi khi những lời đồn đại và bằng chứng về kho báu này vẫn còn quá ít.

Tuy nhiên, điều đó chẳng thể ngăn cản Bernard Keiser, một doanh nhân và thợ săn kho báu Hà Lan, dành phần lớn thời gian để tìm kiếm nó.

Câu chuyện về vị doanh nhân này lại nổi lên trong tuần qua, khi các nhà chức trách ở Chile cho phép ông sử dụng máy móc hạng nặng để đào một phần của khu vườn quốc gia.

Mặc dù các cơ quan chức năng tranh luận rằng khu vực được phép đào có qui mô nhỏ hơn một sân bóng đá, nhưng những nhà môi trường và bên phản đối cho rằng hậu quả từ việc sử dụng máy xúc đào có sức nâng 8,7 tấn sẽ không bao giờ có thể khắc phục được.

"Đây rõ ràng là một sự điều chỉnh luật lệ có lợi cho vị triệu phú người Hà Lan – người vẫn chưa tìm ra bất kì bằng chứng nào sau nhiều năm tìm kiếm", Diego Ibanez, thành viên Quốc hội với liên minh các đảng thuộc cánh tả Frente Amplio, cho biết.

"Điều quan trọng là phải bảo tồn đất đai và không được cho phép tiến hành những cuộc điều tra dựa trên cơ sở tôn giáo hơn là khoa học".

Cuộc nổi loạn

Khu vực đang nằm trong phạm tranh luận trên làJuan Fernandez, một hòn đảo cách bờ biển Chile khoảng 400 dặm, nơi tù nhân người Scotland – Alexander Selkirk bị đày trong vòng 4 năm vào đầu thế kỉ 18.

Chính câu chuyện này đã tạo cảm hứng cho cuốn tiểu thuyết Robinson Crusoe.

Bức hình trong năm 1715, trong đó có cảnh Alexander Selkirk trên hòn đảo không có người ở. Nguồn: Getty Images

Lượng kho báu được cho là đã cập bến hòn đảoJuan Fernandezmột vài năm sau khi ông Selkirk rời đi và có liên quan đến hàng loạt câu chuyện về những cơn giông bão, các vụ đắm tàu, cướp bóc, giết người và nổi loạn.

Một vài nguồn tin định giá lượng kho báu này ở mức 10 tỉ USD và thậm chí còn có lời đồn đại rằng kho báu này có cả một bông hồng lớn được làm từ vàng.

Theo Bloomberg, kho báu được cho là của Thái tử Tây Ban Nha ở Mỹ Latinh và được đô đốc Juan Esteban Ubilla chôn trên hòn đảo Juan Fernandez vào năm 1714, thời điểm xảy ra cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha.

Dấu "X" có thể là nơi chôn giấu kho báu. Nguồn: Bloomberg.

Phiên bản phổ biến của câu chuyện kể rằng trước khi qua đời trong một cơn bão tố, ông Ubilla nói với sĩ quan hải quân Anh và đồng minh khi đó là George Anson về nơi chôn giấu kho báu.

Vài năm sau đó, ông Anson đã cử một thuyền trưởng khác đến để đào kho báu lên. Không may thay, sau khi đào kho bàu lên và chở về đất liền, bão tố ập đến và ông buộc phải trở lại hòn đảo và chôn kho báu trên hòn đảo đó một lần nữa.

Khi nghe kế hoạch cho một cuộc binh biến, vị thuyền trưởng đã đốt con thuyền, giết hết thủy thủ và chèo thuyền nhỏ vào đất liền, nhưng sau đó cũng chết.

Câu chuyện nghe có vẻ hợp lí và trong đó cũng kể đến việc một con thuyền của Tây Ban Nha bị đắm.

Hang động ngầm

Truyền thuyết về kho báu này nổi trở lại vào năm 1950, khi ai đó đã phát hiện ra lá thư chỉ rõ địa điểm giấu vàng. Ông Keiser và công ty SGA SA, công ty tư vấn môi trường tại Chile, đã đệ đơn thăm dò với các cơ quan chức trách, từ chối nhận định về thông tin trên.

Keizer đã được tiến hành tìm kiếm hàng năm trong một khu vực đầy sỏi đá ở phía tây bắc của hòn đảo có tên là Puerto Ingles.

Các nhóm tìm kiếm khoảng 10 người với thiết bị cầm tay đã khoan sâu tới 7 m để tìm kiếm một hang động ngầm dưới lòng đất, nơi được cho là chôn giấu kho báu, theo hồ sơ nộp lên cơ quan môi trường Chile.

Hiện tại, ông Keiser dự định sử dụng máy xúc đào có sức nâng 4,4 tấn.

Keiser (bên trái) cùng với nhóm tìm kiếm kho báu trên hòn đảo Juan Fernandez vào năm 2005. Nguồn: Bloomberg

Các kế hoạch mới đã làm nảy sinh tranh cãi ở đại lục khi giám đốc khu vực của cơ quan lâm nghiệp, Conaf, từ chức trong tháng này.

Ông phản đối việc thăm dò của ông Keiser, theo báo cáo trên phương tiện truyền thông địa phương. Bộ trưởng Di sản Quốc gia Felipe Ward cũng bị chỉ trích nặng nề vì đã gặp ông Keizer ngay trước khi Conaf chấp thuận sử dụng máy xúc.

Các nhà lập pháp, gồm cả ông Ibanez, đã yêu cầu tổ chức một cuộc điều tra.

Nếu tìm thấy kho báu, ông Keizer sẽ trở nên giàu có và nổi tiếng, mặc dù ông phải nộp 75% lượng kho báu cho nhà nước Chile.

Kết thúc của câu chuyện trên có thể rất tầm thường - một bộ trưởng bối rối, một cái hố lớn, một công viên quốc gia bị hư hại và kho báu vẫn chưa thấy đâu.

Theo Minh Tuấn/Kinh tế & Tiêu dùng
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo