Nhà văn Kim Dung và nỗi đau con tự tử, vợ phản bội
Những nhân vật phản diện "khét tiếng" trong phim kiếm hiệp Kim Dung / Những cuộc tỷ thí nổi tiếng trong tiểu thuyết Kim Dung, Cổ Long
Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Kim Dung trút hơi thở cuối cùng hôm nay 30/10, thọ 94 tuổi. Con trai ông cho biết, cha mất tại Viện Điều dưỡng Hong Kong, ông ra đi lặng lẽ trong một buổi chiều yên bình.Theo nguồn tin từ QQ, sức khỏe ông xuống dốc từ nhiều năm nay, thậm chí đã nhiều lần "cận kề cửa tử", nhưng rồi ông lại qua khỏi.
Kim Dung trong ngày cưới người vợ đầu Đỗ Dã Phân. |
Trong cuộc đời Kim Dung, ông trải qua hai nỗi đau to lớn: con trai cả tự tử, vợ ngoại tình. Tận những năm cuối đời, khi nhắc về những nỗi đau này, ông vẫn không khỏi chua xót.
Con trai đầu của Kim Dung là Tra Truyền Hiệp, anh sinh ra trong những tháng năm cha mẹ vất vả mưu sinh, chuẩn bị thành lập tờ Mingpao. Với tư chất thông minh, Truyền Hiệp học hành thuận lợi và đỗ vào Đại học Columbia. Tuy nhiên, năm 1976, ở tuổi 20, Tra Truyền Hiệp treo cổ tự tử sau khi cãi nhau với bạn gái. Một nguồn tin cho hay, Truyền Hiệp nhạy cảm và bị kích động vì biết tin cha mẹ lục đục, muốn ly hôn, anh khuyên can không được. Cộng với việc mâu thuẫn với bạn gái, anh chọn cách giải thoát cho mình. Cái chết của Tra Truyền Hiệp là cú sốc to lớn với Kim Dung, khiến ông đau đớn suốt một thời gian dài.
Trong các tiểu thuyết của mình, Kim Dung xây dựng nhân vật nam tính cách đa dạng: trọng tình nghĩa như Quách Tĩnh trong Anh hùng xạ điêu, hảo hán như Tiêu Phong trong Thiên long bát bộ, người si tình như Đoàn Dự trong Thiên long bát bộ... Ngoài đời thực, ông cũng là một trang nam nhân hào hoa. Ông trải qua 3 đời vợ cùng nhiều mối tình ngắn ngủi. Người vợ đầu mà ông kết hôn là Đỗ Dã Phân, một phụ nữ khuê các, sinh trưởng trong gia đình giàu có. Cả hai quen nhau sau một lần gặp gỡ vì công việc, khi đó Kim Dung bị hút hồn bởi cô tiểu thư xinh đẹp, thông minhhọ Đỗ, hai người nhanh chóng thành đôi. Tuy nhiên, sau khi nên duyên vợ chồng, Kim Dung tới Hong Kong phát triển sự nghiệp và bị công việc cuốn đi, khiến ông dần xao nhãng tình cảm với vợ. Đây là giai đoạn Dã Phân có người đàn ông khác. Tình cảm vợ chồng rạn nứt, hai người đi đến quyết định ly hôn. Vợ phản bội là vết thương lớn trong lòng nhà văn nổi tiếng. Ông từng tâm sự: "Hôn nhân của tôi không hoàn hảo. Người vợ đầu tiên đã phản bội tôi". Những năm sau này, khi hồi tưởng lại cuộc hôn nhân đầu lỡ dở, Kim Dung thường ngậm ngùi: "Nói ra cũng chẳng để làm gì nữa".
Người vợ thứ hai của Kim Dung là Chu Mai, một nữ phóng viên, hai người có với nhau 4 người con. Chu Mai từng là người đồng cam cộng khổ với cây viết tài hoa trong những năm tháng ông khởi nghiệp, gây dựng tờ Mingpao. Tuy nhiên, sự khác biệt về suy nghĩ cũng khiến họ rời xa nhau, dù có chung 4 đứa con. "Đường ai nấy đi" nhưng nhiều năm sau này, Chu Mai không đi bước nữa.
Kim Dung và người vợ ba, gắn bó với ông đến cuối cuộc đời.
|
Vợ thứ ba, gắn bó với Kim Dung bền lâu nhất là Lâm Lạc Di, một nữ phục vụ, đồng thời là người hâm mộ nhà văn. Cả hai bắt đầu mối quan hệ từ niềm đam mê kiếm hiệp, dần sau đó, Kim Dung tìm thấy niềm an ủi, sự tương đồng nơi cô gái trẻ. Sau thời gian đi lại với Lạc Di, ông quyết định ly dị với Chu Mai.
Nhà văn Kim Dung là cha đẻ của những tác phẩm nổi tiếng Trung Quốc như Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Lộc Đỉnh ký, Tiếu ngạo giang hồ... Sinh thời, ông là một nhà hoạt động nghệ thuật nghiêm túc, thậm chí là khắt khe với công việc. Được độc giả hâm mộ cuồng nhiệt nhưng Kim Dung từng nói về sự nghiệp viết tiểu thuyết đồ sộ của mình: "Viết tiểu thuyết để 'giải trí' cho người khác, nhưng lại không tốt cho chính mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
2 dòng họ chung tổ tiên là Tào Tháo không được liên hôn, vi phạm sẽ bị đuổi khỏi gia tộc vĩnh viễn
4.000 tấn vàng trên núi hay 3 tấn vàng dưới sông chưa phải điểm đặc biệt, 'kho báu thay thế kim cương' lớn nhất Việt Nam mới là thứ tỉnh này đang sở hữu
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?