Nhật hoàng Akihito - Vị hoàng đế của nhân dân và của tình hữu nghị
Nhật hoàng Akihito (phải) tại lễ thoái vị trong Hoàng cung ở Tokyo ngày 30/4/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Mặc dù không can dự vào các hoạt động chính trị theo Hiến pháp Nhật Bản, Nhật hoàng Akihito vẫn có một vị trí đặc biệt trong lòng người dân nước này và được người dân hết sức tôn kính.
Với phong thái gần gũi với người dân mỗi khi có dịp xuất hiện, Nhật hoàng được nhiều người coi là vị Hoàng đế của nhân dân.
Sinh ngày 23/12/1933, Nhật hoàng Akihito là con trai cả của Nhật hoàng Hirohito và Hoàng hậu Kojun. Tháng 11/1952, ngài đã được tấn phong làm Hoàng Thái tử. Bảy năm sau đó, Hoàng Thái tử Akihito đã kết hôn với một thường dân là bà Michiko Shoda, người sau này đã trở thành Hoàng hậu Michiko.
Ngày 7/1/1989,Nhật hoàng Akihitolên ngôi sau khi vua cha băng hà và trở thành vị Hoàng đế đầu tiên ở Nhật Bản phá vỡ truyền thống của Hoàng gia đã tồn tại hàng trăm năm trước đó khi có cuộc hôn nhân với một thường dân.
Sau khi lên ngôi, Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko thường xuyên tới thăm các khu vực trên khắp đất nước Nhật Bản để tìm hiểu về cuộc sống của người dân địa phương. Cho đến trước khi thoái vị, Nhật hoàng và Hoàng hậu Michiko đã tới thăm tất cả 47 tỉnh, thành ở Nhật Bản. Gần đây nhất, ngày 17/4 vừa qua, Nhật hoàng và Hoàng hậu đã có chuyến thăm tới tỉnh Mie. Đây là chuyến thăm trong nước cuối cùng của Nhật hoàng trước khi thoái vị.
Sau các thảm họa thiên tai nghiêm trọng, Nhật hoàng và Hoàng hậu luôn cố gắng có mặt nhanh nhất tại các khu vực bị tàn phá bởi thiên tai để chia buồn với gia đình các nạn nhân, ân cần thăm hỏi, an ủi những người còn sống và động viên lực lượng cứu hộ.
Tháng 7/1991, chỉ hơn hai năm sau khi lên ngôi, Nhật hoàng Akihito vàHoàng hậu Michikođã khiến người dân bất ngờ khi họ quỳ xuống để nói chuyện với những người bị ảnh hưởng bởi ngọnnúi lửaphun trào ở tỉnh Nagasaki, phía Tây Nam Nhật Bản.
Trong năm cuối cùng tại vị, bất chấp tuổi cao và sức khỏe giảm sút sau các ca phẫu thuật tim và ung thư tiền liệt tuyến, Nhật hoàng cùng với Hoàng hậu vẫn tới thăm các tỉnh Hiroshima, Okayama và Ehime ở phía Tây Nhật Bản để thăm hỏi và động viên người dân địa phương bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ.
Qua những chuyến đi đó, hình ảnh Nhật hoàng và Hoàng hậu ân cần thăm hỏi các nạn nhân ở các khu vực bị thiên tai tàn phá đã in đậm trong tâm trí của người dân nước này.
Không chỉ là vị Hoàng đế của nhân dân, Nhật hoàng Akihito còn được coi là vị Hoàng đế của tình hữu nghị khi góp phần không nhỏ vào việc tăng cường tình hữu nghị giữa Nhật Bản và các nước trên thế giới.
Năm 1991, trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên kể từ khi lên ngôi, Nhật hoàng Akihito đã tới thăm Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Sau đó, Ngài đã tới thăm nhiều nước ở châu Á, Nam Mỹ và Bắc Mỹ.
Nhật hoàng Akihito (trái) và Hoàng hậu Michiko (phải). (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Theo Chính phủ Nhật Bản, trong 30 năm qua, Nhật hoàng và Hoàng hậu đã có các chuyến thăm chính thức tới 28 quốc gia trên thế giới, trong đó có chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 3/2017.
Trong các chuyến thăm đó, Nhật hoàng Akihito không chỉ nói chuyện với các thành viên của các Hoàng gia khác và lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ mà còn với người dân của nước sở tại nơi Ngài đến thăm. Ngài cũng gặp gỡ những người Nhật Bản đang sống và những tình nguyện viên Nhật Bản đang làm việc ở đó.
Đáng chú ý, ngày 15/8/2015, trong một bài phát biểu nhân lễ kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai, Nhật hoàng Akihito đã lần đầu tiên bày tỏ sự “hối hận sâu sắc” về vai trò của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Tuyên bố đó đã phần nào giúp làm dịu bớt nỗi đau của người dân ở nhiều nước châu Á từng bị Nhật Bản xâm chiếm trongChiến tranh Thế giớithứ hai. Bài phát biểu có đoạn: "Nhìn lại quá khứ và ghi nhớ sự hối hận sâu sắc về cuộc chiến, tôi cầu mong sự tàn phá của chiến tranh sẽ không bao giờ lặp lại."
Nhờ những nỗ lực không biết mệt mỏi của Nhật hoàng và Hoàng hậu, kể từ khi Ngài lên ngôi cho đến nay, tình hữu nghị giữa Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới ngày càng được tăng cường, tạo ra môi trường hòa bình cho đất nước phát triển. Và nhờ vậy, người dân nước này được sống trong hòa bình theo đúng như ý nghĩa của niên hiệu trong thời kỳ này là Heisei (Bình Thành), có nghĩa là đạt được hòa bình.
Nói tóm lại, Nhật hoàng Akihito đã góp phần hiện đại hóa chế độ quân chủ cha truyền con nối lâu đời nhất thế giới bằng cách đưa Hoàng gia Nhật Bản gần gũi hơn với công chúng và thân thiện hơn với các nước trên thế giới./.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Cây gỗ quý 4.300 năm tuổi dài 11m từng bị sét đánh được gia chủ bán 2 căn nhà để lấy, thương gia trả hơn 870 tỷ cũng không bán
Ngôi nhà cổ đẹp nhất quận 9 bên trong toàn gỗ quý, ẩn giấu bí ẩn đến nay chưa có lời giải
Ngôi làng sở hữu 30 cây gỗ quý nhất Việt Nam: Rộng 1000m2, được bảo vệ bởi một hủ tục tâm linh
Việt Nam có khúc gỗ quý niên đại hàng triệu năm, cứng ngang mã não, từng có cây được trả hơn 600 tỷ đồng
Lý giải nguyên nhân vua chúa Trung Quốc cổ đại sử dụng áo quan bằng ngọc bích