Nhờ thái giám viết sai một chữ khiến cung nữ này trở thành Hoàng hậu, gia tộc vì thế mà phú quý cả 800 năm
Tuyến đường sắt được mệnh danh đẹp nhất Việt Nam, có thể ngắm ‘Thiên hạ đệ nhất hùng quan’ / Các phi tần của Khang Hy đều sống lâu, tại sao 3 vị Hoàng hậu không sống qua 25 tuổi, hoàng cung nhiều thần y, cớ sao không cứu được?
“Những bậc đế vương thành công từ xưa tới nay, có người có thể làm nên cơ nghiệp chỉ bằng công sức của một mình mình, cũng có người là nhờ sự trợ giúp từ phía nhà vợ”. Đây là câu nói trong “Sử ký” của Tư Mã Thiên, muốn nhấn mạnh tác dụng tích cực của gia tộc nhà vợ đối với sự phát triển của một quốc gia.
Nhưng cụm từ “nhà ngoại can thiệp chính trị” luôn là cụm từ bị các triều đại kiêng kỵ bởi trong quan niệm của các quốc gia cổ đại, đất nước là của một mình nhà vua, quyền lực thực sự cũng chỉ phân chia cho con cháu hoàng gia, tuyệt đối sẽ không chịu để những dòng tộc ngoại lai can thiệp chính trị. Quy tắc là như vậy nhưng thực tế lại có một sự khác biệt nhất định với những gì mà người ta nghĩ. Trong lịch sử, có không ít những gia tộc họ ngoại làm loạn triều cương, khiến cụm từ này bị các nhà phê phán lịch sử đời sau coi nó là một cụm từ có ý nghĩa tiêu cực đối với một triều đại nào đó.
Hiếu Văn hoàng hậu Đậu thị là trường hợp đặc biệt, bà từ một cung nữ thấp bé mà trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ cao quý chỉ vì một sai lầm của thái giám (Ảnh minh họa)Vậy thì liệu có phải tất cả họ ngoại đều bất lợi cho triều chính? Đương nhiên là không, nếu không thì tại sao Tư Mã Thiên lại nói “cũng có người là nhờ vào sự giúp đỡ của nhà vợ”? Thực ra, những ví dụ về việc gia tộc họ ngoại cũng có lợi cho một quốc gia hoàn toàn tồn tại, Đậu Y Phòng chính là một ví dụ điển hình nhất cho việc này.
Lịch sử không hề ghi chép cụ thể về ngày tháng năm sinh của người phụ nữ truyền kỳ của triều Hán này, chỉ biết rằng bà là người Quan Tân, Thanh Hà thời Sơ Hán. Cuộc đời của Đậu Y Phòng vô cùng đặc sắc, có thể nói là vừa may mắn lại vừa thông minh mới khiến bà có thể bước tới vị trí quyền lực cao nhất trong chốn hậu cung. Vì thái giám viết nhầm một chữ đã khiến một cung nữ trở thành Hoàng hậu, cả gia tộc vì thế mà phú quý cả 800 năm.
(Ảnh minh họa)
Đậu Y Phòng đã được tuyển vào cung ngay từ khi còn nhỏ, nàng vốn dĩ chỉ là một cung nữ nhỏ bé nên rất khó có ngày vươn lên được. Nhưng may mắn là Lữ Hậu khi ấy nắm đại quyền đã ra một mệnh lệnh làm thay đổi hướng đi cuộc đời của Đậu Y Phòng. Lữ Hậu muốn thả một số cung nữ ra khỏi cung, đem họ thưởng cho những con cháu nhà họ Lưu được sắc phong ở khắp các địa phương và Đậu Y Phòng chính là một trong số đó.
Vì nửa đời còn lại của mình, Đậu Y Phòng thông minh đã bỏ tiền ra mua chuộc thái giám sắp xếp, nói rằng mình muốn được trở về quê hương nước Triệu của mình, trở thành phi tử của Triệu Vương. Nhưng đáng tiếc thái giám đó lại là người không cẩn thận, rõ ràng đã đồng ý với Đậu Y Phòng, cuối cùng không hiểu sao lại viết nhầm chữ “Triệu” thành chữ “Đại”. Cứ như thế, Đậu Y Phòng trẻ tuổi đã phải tới nhà Đại, Đậu Y Phòng từng vì điều này mà cảm thấy rất ấm ức, đau buồn. Vốn dĩ nghĩ có thể trở về quê hương của mình, nào ngờ không những không đạt được mục tiêu, ngược lại còn phải tới vùng đất mà mình chưa bao giờ đặt chân tới.
(Ảnh minh họa)
Nhìn có vẻ như là kết cục buồn thảm, không được như ý của Đậu Y Phòng nhưng đó lại trở thành sự lựa chọn tốt hơn cả. Điều này đã trở thành điều kiện tiên quyết để khiến bà trở thành Hoàng hậu sau này, cũng là bước chuyển ngoặt đầu tiền giúp cho gia tộc nhà họ Đậu từ đó có thể được hưởng phú quý trong cả 800 năm.
Đại Vương Lưu Hằng vô cùng yêu thích Đậu Y Phòng, dần dần Đậu Y Phòng cũng phải lòng ông. Lưu Hằng là con trai thứ tư của Lưu Bang, về lý mà nói thì sẽ không tới lượt ông thừa kế ngai vàng nhưng nước Đại cách xa trung ương triều chính, vì thế Lưu Hằng đã tránh được sự truy sát của Lữ Hậu đối với con cháu nhà họ Lưu, cuối cùng may mắn thế nào vào năm 180 trước công nguyên Lưu Hằng lên ngôi, cũng chính là Hán Văn Đế sau này.
Còn Đậu Y Phòng cũng vì thế mà thuận lợi trở thành Hoàng hậu mẫu nghi thiên hạ của Đại Hán. Đậu Y Phòng và Hán Văn Đế có một người con trai là Lưu Khởi, là con trai đích trưởng của Lưu Hằng. Theo quy tắc của thời cổ đại thì con trai đích trưởng sẽ nối ngôi, thế nên Lưu Khởi đã được sắc phong làm Thái tử ngay từ khi còn nhỏ. Trong những năm tháng tươi đẹp nhờ có con trai, Đậu Y Phòng độc bá hậu cung, chuẩn bị tới giai đoạn bắt đầu nắm hoàng quyền Tây Hán.
(Ảnh minh họa)
Năm 157 trước công nguyên, Hán Văn Đế qua đời, Hán Cảnh Đế lên ngôi, Đậu Y Phòng buông rèm nhiếp chính, trở thành Đậu Thái Hậu. Bề ngoài, Hán Cảnh Đế là người chủ của quốc gia nhưng mọi việc ông làm đều bị hạn chế bởi Đậu Thái Hậu. Những năm đầu thời Tây Hán sở dĩ có thể yên bình như vậy chính là vì có công lao lớn nhất của Đậu Thái Hậu. Vì bà tôn sùng học thuyết Hoàng Lão, tuân thủ một cách nghiêm ngặt chính sách “không phải là không làm gì cả, mà là không can thiệp quá nhiều, để không gian cho dân phát huy, thể hiện chính mình”. Đậu Thái Hậu là “nhà ngoại” lớn nhất, khi can thiệp vào chính trị đương nhiên sẽ đề bạt một số người thân tín, tốt nhất là lựa chọn những người có quan hệ huyết thống trong nhà họ Đậu.
Tuy người nhà họ Đậu ban đầu là dựa vào quan hệ để lên chức nhưng thực lực của họ đã chứng minh bản thân không những có quan hệ mà còn có cả năng lực như Thừa tướng Đậu Anh, Tướng quân Đậu Cố đều là những quan thần có công lao trong lịch sử Trung Quốc. Sau khi Hán Cảnh Đế qua đời, Hán Vũ Đế Lưu Triệt kế vị, ban đầu cũng là do Đậu Thái Hậu kiểm soát chính quyền. Có thể nói, người nhà họ Đậu đã cố gắng lập nên nền tảng chính trị vững chắc cho Hán Vũ Đế sau này mở mang bờ cõi.
(Ảnh minh họa)
Năm 135 trước công nguyên, Đậu Thái Hậu qua đời, thế lực của nhà họ Đậu dần bị Hán Vũ Đế loại bỏ ra khỏi chính quyền trung ương nhưng điều này không hề cản trở việc nhà họ Đậu đã trở thành một vọng tộc Tây Hán. Cho dù triều Hán đã bị diệt vong, cho tới thời kỳ Ngũ Hồ thập lục quốc (5 dân tộc Hồ làm loạn Trung Hoa), gia tộc nhà họ Đậu vẫn phát triển rực rỡ trên đất Trung Hoa.
Thời loạn thế Nam Bắc Triều chính là thời kỳ khó khăn nhất mà gia tộc nhà họ Đậu từng trải qua nhưng nhà họ Đậu không sợ gian khổ. Để tránh bị người Man Di tiêu trừ, họ đã di cư tới miền nam để bảo toàn thực lực.
(Ảnh minh họa)
Thời Tùy Đường, Trung Hoa lại được thống nhất về làm một vương triều, nhà họ Đậu vẫn có thực lực hùng hậu, mãi cho tới cuối triều Đường mới dần dần suy lạc. Một gia tộc, có thể hưng thịnh cả 800 năm, bản thân đã là một kỳ tích. Nền tảng vững chắc mà Đậu Y Phòng lập nên cùng với sự phấn đấu của người đời sau nhà họ Đậu chính là bí quyết thực sự để duy trì sự hưng thịnh của cả một gia tộc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Trong 'Tây Du Ký', tại sao Sa Tăng được phong làm Bồ Tát dù chưa lập được chiến công lớn nào và địa vị lại cao hơn Trư Bát Giới?