Những 'Bệnh nhân số 0' trong các dịch bệnh
Vì sao Đức hai lần đầu hàng sau khi bại trận trong Thế chiến 2 / Chiến dịch Berlin - Đòn kết liễu của Hồng quân Liên Xô đối với phát xít Đức
Theo kênh CNN (Mỹ), tên gọi “Bệnh nhân số 0” đã gây ra làn sóng phản đối Gaetan Dugas, một tiếp viên hàng không người Canada gốc Pháp. Anh này bị cáo buộc mang virus gây suy giảm hệ miễn dịch ở người (HIV) vào Mỹ.
Mãi vài chục năm sau, vào năm 2016, mới có một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature giải oan cho Dugas. Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho thấy HIV xuất hiện ở Mỹ trong một dịch bệnh ở vùng Caribe xảy ra vào khoảng năm 1970. Mặc dù Dugas đã không còn mang tiếng xấu nhưng thuật ngữ “Bệnh nhân số 0” vẫn tồn tại mãi và tiếp tục gây nhầm lẫn và tò mò về cách bệnh dịch lây lan.
Ông Richard McKay, sử gia tại Đại học Cambridge (Anh) và là đồng tác giả của nghiên cứu đăng trên Nature, nói: “Số 0 là số có hàm nghĩa rộng. Nó có thể nghĩa là không gì cả, nhưng nó cũng có thể nghĩa là sự bắt đầu”.
Bệnh nhân số 0 thường được dùng để mô tả người đầu tiên nhiễm một loại bệnh nào đó được ghi nhận và báo cáo cho giới chức y tế. Nhiều nhà khoa học và quan chức y tế không thích xác định những bệnh nhân này và tránh dùng thuật ngữ bệnh nhân số 0. Khi xác định ai đó là bệnh nhân số 0, người ta một mặt có thể tạo ấn tượng sai về quá trình bệnh xuất hiện ngay từ đầu, một mặt lại đổ lỗi cho người đó gây bùng phát dịch trong khi điều đó là không thực sự phù hợp.
Trái lại, một số nhà khoa học cho rằng phân tích ca bệnh đầu tiên là điều rất quan trọng. Dù vậy, cần phải nhấn mạnh rằng trong nhiều đại dịch truyền nhiễm, không thể nào tìm nổi ca bệnh đầu tiên. Chuyện tác nhân truyền nhiễm tồn tại trong môi trường nhiều năm, thậm chí hàng chục năm mà không bị phát hiện là điều bình thường.
Do đó, các nhà khoa học cho rằng trong bối cảnh dịch bệnh, thuật ngữ người siêu lây nhiễm và siêu phát tán mới là những điều cần quan tâm.
Sau đây là các nhân vật bị coi là “Bệnh nhân số 0” và cũng là những người siêu lây nhiễm (lây virus cho nhiều người), siêu phát tán (lây nhiều loại virus vào môi trường hơn người khác) trong các đại dịch.
Mary Thương hàn
Một trong những ví dụ đầu tiên về bệnh nhân siêu phát tán, siêu lây nhiễm là Mary Mallon. Người ta gọi bà là Mary Thương hàn mặc dù không chắc chắn có phải bà là người siêu lây nhiễm, siêu phát tán hay cả hai hay không.
Mallon là một đầu bếp sinh ra ở Ireland. Trông bà khỏe mạnh khi bà làm công việc chuẩn bị bữa ăn cho các gia đình mà bà phục vụ đầu những năm 1900 ở New York. Không lâu sau khi ăn đồ ăn do bà nấu, thành viên các gia đình bà phục vụ có triệu chứng thương hàn – bệnh nghiêm trọng do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra.
Sau khi ngày càng nhiều gia đình thuê bà nấu nướng bị bệnh thương hàn, bà Mallon bị xác định là bệnh nhân số 0 mặc dù bà không có triệu chứng bệnh. Bà bị buộc phải cách ly trong hai lần và kéo dài tới 26 năm. Trong thời gian đó, bà đã kiện Sở Y tế New York nhưng không thành công. Bà khẳng định mình không ốm và do đó không thể lây bệnh cho người khác. Bà Mallon qua đời năm 1938.
Không ai thực sự biết liệu bà Mallon có phải là "Bệnh nhân số 0" thực sau hay không hay chỉ là người siêu lây nhiễm, siêu phát tán.
Người lây lan SARS
Các nhà khoa học đã lần theo dấu vết một sự kiện siêu lây nhiễm nghiêm trọng trong đợt bùng phát toàn cầu hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) năm 2003. Họ phát hiện ra một bác sĩ – người đã ở một đêm tại khách sạn Metropole, Hong Kong (Trung Quốc). Bác sĩ Liu Jianlun 64 tuổi tới từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc bị ốm khi ở khách sạn Metropole và có thể đã lây virus cho ít nhất 16 vị khách ở cùng tầng.
Theo các chuyên gia, người ta không gọi ông là bệnh nhân số 0 nhưng nếu xét ảnh hưởng của ông với đợt bùng phát dịch bệnh thì ông đóng vai trò quan trọng trong lây lan bệnh.
Các vị khách khác ở khách sạn đã tới nhiều nước sau khi nhiễm virus. Trong vòng chưa đầy 4 tháng, khoảng 4.000 người nhiễm virus và 550 người chết vì SARS đều liên quan tới bác sĩ Liu và khách sạn ông ở.
Vậy bác sĩ Liu mắc SARS từ đâu? Bệnh viện ông làm việc có bệnh nhân SARS và ông có thể tiếp xúc với virus thông qua một bệnh nhân nào đó. Ở Quảng Đông, người ta cho rằng người đầu tiên có triệu chứng SARS là một nông dân – người này nhiễm virus qua động vật.
Với nhiều bệnh truyền nhiễm có nguồn gốc động vật, bước đầu tiên là virus lây từ loài này sang loài khác. Nếu virus có thể lây lan giữa người với người và không cần tới động vật thì virus này có thể gây dịch bệnh trong con người. Trong trường hợp này, người bệnh đầu tiên sẽ là bệnh nhân số 0.
Khoảng 60% bệnh truyền nhiễm ở người hiện nay đều có nguồn gốc động vật. Nghiên cứu năm 2008 dự báo tới năm 2020, khoảng 10 đến 40 loại virus mới có thể xuất hiện ở người.
Bệnh nhân cúm gia cầm đầu tiên ở Thái Lan
Năm 2004, một cậu bé 6 tuổi tên Captain Boonmanuch đã trở thành ca bệnh cúm gia cầm đầu tiên ở Thái Lan khi virus lây lan khắp châu Á. Captain có thể không phải là bệnh nhân số 0 nhưng gia đình cậu bé cho biết trước khi ốm, cậu bé đã bắt gà và mang vào nhà chú. Người ta cho rằng con gà đã phát tán virus cúm gia cầm cho Captain và những người khác.
Từ năm 2003 tới 2016, đã có tổng cộng 856 người nhiễm virus H5N1 toàn thế giới và 452 người đã tử vong.
Cậu bé nhiễm cúm lợn
Cúm lợn H1N1 xuất hiện ở người và gây đại dịch năm 1918 và tới năm 2009, thế giới xảy ra đại dịch tương tự.
Trước đại dịch năm 2009, lợn nhiễm nhiều loại virus khác nhau. Quá trình xáo trộn vật liệu gen đã tạo ra chủng chúm H1N1 có gen tương tự virus gây đại dịch cúm năm 1918.
Cậu bé Edgar Hernandez 5 tuổi sống ở thành phố La Gloria, Mexico là ca nhiễm cúm lợn đầu tiên trong đợt bùng phát năm 2009. Edgar may mắn sống sót. Mẹ em cho rằng em nhiễm bệnh từ lợn gần nhà.
Emile và bệnh Ebola
Người bị nghi là ca bệnh Ebola đầu tiên là một cậu bé 2 tuổi sống ở làng Meliandou ở miền Nam Guinea. Cậu bé Emile Ouamouno đột ngột sốt, nôn và tiêu chảy nặng vào tháng 12/2013. Người ta cho rằng cậu bé có thể nhiễm bệnh từ dơi.
Cậu bé tử vong bốn ngày sau khi có triệu chứng. Chỉ trong vòng một tháng, bà, mẹ và chị gái 3 tuổi đều chết vì căn bệnh.
Như trong các đợt bùng phát Ebola trước đó, virus tiếp tục lây lan thông qua tiếp xúc với cơ thể và dịch cơ thể người, kể cả sau khi người đó đã chết.
Dịch bệnh MERS
Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông (MERS) xuất hiện ở Saudi Arabia năm 2012 và được đặt tên năm 2013. Các nhà khoa học cho rằng lạc đà có thể là con vật lây virus này cho người.
Khi MERS bùng phát ở Hàn Quốc năm 2016, người ta xác định bệnh nhân số 0 là một người đàn ông 68 tuổi có lịch sử đi lại dày đặc. Người này đã tới Bahrain, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, Saudi Arabia và Qatar rồi mới về Hàn Quốc. Ông không có triệu chứng gì khi di chuyển. Khi xuất hiện dấu hiệu ốm, ông đã tới Trung tâm Y tế Samsung ở Seoul. Người này có thể đã lây MERS cho 28 người rồi mới tới bệnh viện. Một trong số 28 người lại lây bệnh cho 82 người nữa trong bệnh viện.
Theo các chuyên gia, cần phải nhớ rằng rất khó xác định ai là ca bệnh chủ chốt trong dịch bệnh. Chỉ có vài trường hợp hiếm hoi là có thể xác định được. Hiếm khi có thể khẳng định người này hay người kia lan truyền bệnh. Mà ngay cả khi đúng như vậy, họ cũng không cố ý làm gì để bùng phát dịch bệnh. Họ chỉ vô tình ở sai chỗ sai thời điểm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn