Khám phá

Những bí ẩn về Tần Thủy Hoàng khiến hậu thế đau đầu tìm lời giải

Nhiều câu hỏi đặt ra về vị vua này cho đến giờ vẫn chưa có câu trả lời chính xác.

Ám ảnh về sự bất tử khiến Tần Thủy Hoàng đã làm hàng loạt việc điên rồ khiến khoa học bó tay / Hé lộ thân thế không ai ngờ của Tần Thủy Hoàng

Hoàng đế Tần Thủy Hoàng hay Tần Doanh Chính (259-210 trước Công nguyên) lên ngôi Tần vương năm 13 tuổi và giành quyền kiểm soát triều chính vào năm 22 tuổi. Năm 221 trước Công nguyên, Tần vương thôn tính 6 nước gồm Sở, Chu, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy và lần đầu tiên thống nhất Trung Quốc. Đây làvị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Ngay sau khi lên ngôi Tần vương lúc mới 13 tuổi, Tần Doanh Chính đã huy động 700.000 tù nhân để xây lăng mộ cho mình để đảm bảo sau này được yên giấc ngàn thu. Công trình được xây dựng ròng rã suốt 38 năm.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng nằm ở phía bắc núi Ly Sơn thuộng địa phận tỉnh Thiểm Tây, cách Tây An 50 km về phía đông. Trên mộ bao bọc bởi một lớp đất đắp nổi cao 76 m, từ Nam đến Bắc dài 350 km, từ Tây sang Đông rộng 354m.

Lang mo Tan Thuy Hoang va nhung dieu con chua biet toi - Anh 1

Lăng mộ Tần Vương

Tổng diện tích địa cung là 180.000 m2. Trong lăng mộ từ trên xuống dưới có ba tầng: tầng trên cùng là ngoại cung, tiếp theo là nội cung và sau cùng là tẩm cung. Diện tích tẩm cung khoảng 20.000 m2, trong tẩm cung các nhà khoa học phát hiện nồng độ thủy ngân cao hơn mức bình thường tới 280 lần.

Trong bộ Sử ký Tư Mã Thiên nổi tiếng đã mô tả việc xây lăng mộ Tần Thủy Hoàng như sau: “ Khi Tần Thủy Hoàng mới lên ngôi đã sai đào núi Ly Sơn. Đến khi thôn tính được thiên hạ thì cho dời 70 vạn người trong thiên hạ đến xây lăng mộ, đào ba con suối, ở dưới đồng nung và đưa quách vào. Đem những đồ quý báu của các cung điện, của các nơi dâng tặng xuống dưới cất giữ. Lại sai thợ làm máy bắn tên cứ có ai đào lên và đến gần là bắn. Sai lấy thủy ngân làm một trăm con sông như Trường Giang, Hoàng Hà và biến lớn. Các máy móc làm cho nước sông và biển chảy vào nhau. Ở trên có đủ thiên văn, ở dưới có đủ địa lý, lấy đầu cá nhân ngư để đắp đuốc trù tính thế nào để cháy mãi mãi không tắt. Sau khi hoàn thành xong lăng mộ, Tần Nhị Thế (con trai Tần Thủy Hoàng) sai đóng đường dẫn vào lăng mộ, lấp đắt cả các cửa hầm trôn sống theo tất cả các thợ xây dựng những đoạn cuối cùng của đường hầm. Sau đó cho trồng nhiều cây, cỏ lên trên mộ tạo thành một ngọn đồi".

Những bí ẩn của Lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn đang được cách nhà khoa học giải mã, nhưng về riêng cuộc đời ông vẫn còn nhiều ẩn số xung quanh. Như việc lập hậu: Nhưng trong suốt cả cuộc đời mình, Tần Thủy Hoàng không lập hoàng hậu, ông cũng là hoàng đế duy nhất không lập hoàng hậu kể từ khi chế độ lập hậu được xác lập, cho nên trong khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng không có mộ của hoàng hậu.

Vậy tại sao ông lại không làm việc đó?

Có người cho rằng chính nhân tố gia đình đã ảnh hưởng đến ông. Theo Sử ký – Lã Bất Vi truyện: Thân mẫn Tần Thủy Hoàng vốn là tì thiếp của Lã Bất Vi, vì mục đích chính trị Lã Bất Vi đã dâng tặng Triệu Cơ lúc đó đang có mang cho Dị Nhân (tức Tần Trang Tương Vương). Sau khi Tần Trang Tương Vương chết, bà ta thân là thái hậu nhưng vẫn tư thông qua lại với Lã Bất Vi.

 

Tần Thủy Hoàng càng lớn, thái hậu càng phóng túng, dâm loạn. Về sau bà ta còn tư thông với Lao Ái – một tên giả làm thái giám để hầu hạ thái hậu, lại còn sinh 2 người con với hắn.

Lang mo Tan Thuy Hoang va nhung dieu con chua biet toi - Anh 2

Suốt cuộc đời của vị vua quyền lực này không hề lập hậu

Hành vi mất hết phẩm hạnh của mẫu thân đã khiến Tần Thủy Hoàng hổ thẹn, căm phẫn, nỗi phẫn uất bị đè nén trong lòng, hình thành nên một tính cách cực kỳ phức tạp trong con người ông: hướng nội, đa nghi, ngông cuồng, chuyên chế, hung tàn, máu lạnh, khắc nghiệt, khiến ông ta trở thành một bạo chúa mất hết lý trí, cuối cùng bùng nổ dữ dội, giết chết hai người em cùng mẹ khác cha, đuổi mẹ khỏi Hàm Dương, đồng thời trút giận lên đầu Lã Bất Vi, bãi miễn chức vụ tướng quốc của ông ta, sau lại ra chiếu lệnh cho Lã Bất Vi “Lập tức đến đất Thục, không được chậm trễ”. Kết quả khiến Lã Bất Vi sợ bị giết mà phải uống thuốc độc tự sát.

Về sau, tuy Tần Thủy Hoàng có hối hận trước hành vi của mình, nhưng cho đến chết vẫn không cho phép thái hậu trở về Hàm Dương. Điều này cho thấy chính bà đã gây ra những tổn hại nặng nề về tâm lý mà ông đã phải chịu đựng. Vì sự oán hận đối với bà ta, khiến ông căm ghét tất cả phụ nữ, cố chấp trong hôn nhân .

 

Cung A Phòng, nỗi uất hận của bị vua quyền lực, độc ác này!

Cung A Phòng đi vào sách sử, bởi nó được ghi nhận là nơi cất giữ vàng bạc, châu báu cũng như hàng ngàn vạn mỹ nữ mà quân Tần cướp được trong cuộc chiến tranh chinh phục 6 nước chư hầu.

"Anh hùng khó qua ải mỹ nhân", đó có lẽ là câu châm ngôn đúng với mọi kiếp đời, kiếp người, và Tần Thủy Hoàng không phải ngoại lệ. Theo sách sử ghi chép lại, câu chuyện tình lãng mạn giữa Tần vương với người con người của một thầy thuốc nước Triệu mang tên A Phòng là nguyên do cơ bản hối thúc Tần vương xây dựng cung điện này.

Hai người quen biết nhau từ khi Tần Doanh Chính - tên của Tần Thủy Hoàng - còn ở Hàm Đan, kinh đô nước Triệu. Khi Tần vương trở về Hàm Dương, kinh đô nước Tần thì A Phòng cũng theo cha đến Ham Dương tìm hoa kim cúc để chế thuốc trường sinh.

Hai người gặp nhau ở đây và dưới danh nghĩa anh thợ mộc, Doanh Chính ngỏ lời muốn kết hôn cùng A Phòng và được cô nhận lời.

 

Chuyện kể có công chúa nước Triệu mang tên Trường Lạc có dung mạo giống hết A Phòng nên đã đóng giả A Phòng rồi được đưa vào cung nhằm ám sát Tần Doanh Chính. Trùng hợp thay, đám cận về của Đồng Thái thú - thân cận của Thái hậu - tưởng nhầm cô là A Phòng nên đã ra tay giết hại.

Tần Doanh Chính tưởng Trường Lạc là A Phòng nên vô cùng đau đớn, ông đem thi hài công chúa này vào một quan tài bằng pha lê rồi chờ người mang thuốc đến cứu chữa. Trong khi đó, A Phòng thật sự lại bị các nước chư hầu khống chế, cho uống thuốc mất trí nhớ và lợi dụng cô để ám sát Tần Doanh Chính thêm lần nữa.

Mọi chuyện chỉ dừng lại khi Hoa Dương Thái hậu - bà của Tần Doanh Chính - hát lại bài hát mà họ từng hát với nhau khi xưa. A Phòng tỉnh cơn mê và đôi uyên ương đã nhận ra nhau.

Khi Tần Doanh Chính quyết định đi đánh chiếm các nước khác nhằm thống nhất Trung nguyên, A Phòng vì không khuyên ngăn được nên quyết định tự vẫn.

Lang mo Tan Thuy Hoang va nhung dieu con chua biet toi - Anh 3

Bức họa "Lửa thiêu cung A Phòng".

 

Tần Thủy Hoàng lúc này vô cùng đau khổ, ông quyết thống nhất cho bằng được Trung Hoa, lên ngôi Hoàng đế rồi xây dựng cung điện mang tên A Phòng để tưởng nhớ người tình năm xưa.

Chính sử lẫn dã sử đều cho rằng Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ chính là người đã ra lệnh thiêu đốt trụi cung A Phòng, vài năm sau khi cung này hoàn thành. Cung A Phòng bị thiêu đốt "lửa cháy ba tháng không tắt".

Cái chết của người mình yêu, những trò vui tiêu khiển kinh động đất trời song không thể làm nguôi ngoai tình cũ đã biến đây trở thành một niềm uất hận không thể nào nguôi của Tần Thủy Hoàng, cho đến khi vị vua tàn bạo bậc nhất lịch sử Trung Hoa này qua đời.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm