Khám phá

Những bí mật của hoạn quan Trung Hoa cuối cùng

Chỉ có hai kỷ niệm khiến Sun Yaoting không cầm được lòng khi nhìn lại quá khứ: Đó là ngày ông bị cha cắt mất “của quý” và ngày gia đình quẳng phần quý giá đó đi, khiến ông không thể trở lại là một người ông đích thực khi xuống mồ.

Clip: Cảm thấy cuộc sống quá tẻ nhạt, loài động vật chỉ to bằng mèo nhà tìm đến rắn hổ mang để "va chạm" / Đang tung tăng bơi lội, ngỗng Ai Cập bỗng nhiên bị cá sấu sông Nile "hóa kiếp"

Hoạn quan cuối cùng của Trung Quốc đã sống những năm tháng tuổi trẻ trong nghèo đói, đau khổ và dằn vặt; bị trừng phạt trong cuộc cách mạng văn hóa vì tội làm “nô lệ cho hoàng đế”; nhưng sau đó lại được ca ngợi và đánh giá cao vì là “nhân chứng lịch sử sống” cuối cùng của thời phong kiến Trung Hoa.

Ông có những câu chuyệnvề những nghi lễ kinh hoàng ở Tử Cấm Thành, về những giây phút cuối cùng của Hoàng đế Phổ Nghi nơi đây và về những phiên tòa bù nhìn do người Nhật dựng lên trong những năm 1930. Rồi ông trốn trở lại với cuộc nội chiến, trở thành một quan chức Đảng Cộng sản, và sau đó là mục tiêu của những người theo chủ nghĩa cánh tả cấp tiến, rồi cuối cùng mới được yên nghỉ.

Ông Sun Yaoting và sử gia Jia tại nhà trong một bức ảnh năm 1996.

Ông Sun Yaoting và sử gia Jia tại nhà trong một bức ảnh năm 1996.

Cuộc đời đầy sóng gió của ông đã được tái hiện trong cuốn “Hoạn quan cuối cùng của Trung Hoa”, do một nhà sử học nghiệp dư, Jia Yinghua, viết. Trong suốt nhiều năm nhà sử học này đã khai thác được nhiều bí mật của ông Sun, những bí mật hoặc quá đau lòng hoặc quá riêng tư khiến ông không thể tiết lộ với ai khác.

Ông Sun qua đời năm 1996, trong một đền thờ cổ, cũng là nhà của ông. Cuốn tiểu sử về ông cuối cùng đã được xuất bản bằng tiếng Anh vào năm nay.

 

Cuốn sách đã tiết lộ những chủ đề cấm kỵ như đời sống tình dục của các hoạn quan và hoàng đế mà họ phục vụ; quá trình “thiến” vô cùng đau đớn tại nhà, thường gây chết người; và sự bất tiện, nỗi tủi nhục của một hoạn quan đi kèm với lời hứa về quyền lực.

“Ông ấy bị dằn vặt, trăn trở không biết có nên nói những bí mật của hoàng đế hay không”, nhà sử học Ja cho biết. Theo nhà sử học, ông Sun đã trung thành với chế độ cũ bởi ông đã cống hiến hầu hết cả cuộc đời mình cho nó.

“Tôi là người duy nhất ông ấy tin tưởng. Ông ấy thậm chí không tin cả gia đình mình, sau khi họ ném “của quý” của ông ấy đi”, Jia cho biết. Từ “của quý” là từ lóng ám chỉ bộ phận sinh dục bị cắt rời nhưng được bảo quản cẩn thận của các hoạn quan.

 

Chúng đã bị vứt bỏ trong suốt thời kỳ Cách mạng văn hóa 1966-76. Khi đó, sở hữu bất kỳ thứ gì của “chế độ cũ” cũng có thể gây hại.

“Ông ấy chỉ khóc về hai điều: khi nói với tôi về quá trình bị thiến và về việc mất “của quý”, Jia cho biết.

Sự trớ trêu của lịch sử

Jia làm trong bộ năng lượng, nhưng ông dành thời gian rảnh rỗi để nghiên cứu về những ngày cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Hoa, do thời thơ ấu của ông luôn bị các thái giám và hoàng hậu ở gần nhà mê hoặc.

 

Sau nhiều năm nghiên cứu kỳ công, ông đã lượm lặt được nhiều thông tin bí mật về mọi ngóc ngách của cuộc sống trong cung; cùng với những bí mật về cuộc sống tình dục, sự tàn bạo của các hoàng đế.

Trong suốt nhiều thế kỷ, ở Trung Quốc, những người đàn ông không phải dòng dõi hoàng tộc mà được phép vào khuôn viên riêng của Tử Cấm Thành phải là thái giám. Họ đã đánh đổi bộ phận sinh sản của mình với hi vọng có quyền tiếp cận đặc biệt với Hoàng đế, khiến một số trở thành những vị quan giàu có và quyền lực.

Gia đình nghèo của ông Sun đã khiến ông dấn thân vào con đường đau đớn và nguy hiểm này, với hi vọng một ngày nào đó ông có thể trừng trị được tên địa chủ tàn ác của làng, kẻ đã cướp ruộng đất và đốt cháy nhà của ông và nhiều người khác.

 

Chính người cha tuyệt vọng của ông đã thực hiện việc “thiến” con trai trên giường, trong ngôi nhà vách đất của họ mà không có biện pháp gây tê, giảm đau nào và với chỉ một mảnh giấy thấm dầu làm băng quấn. Một chiếc lông ngỗng được đưa vào trong đường tiết niệu của Sun để làm cho nó khỏi bị tắc khi vết thương đã lành.

Ông đã bất tỉnh trong suốt ba ngày và hầu như không thể cử động được trong hai tháng. Cuối cùng, khi đã gượng dậy được, lịch sử lại chơi trò hiểm ác với ông – ông hay tin Hoàng đế mà ông hi vọng được phục vụ đã bị phế truất nhiều tuần trước đó.

“Ông ấy có một cuộc đời đầy bi kịch. Ông ấy đã nghĩ cha ông sẽ được đền đáp, nhưng sự hi sinh của ông đã trở nên vô nghĩa”, Jia cho biết. “Ông ấy rất thông minh và ranh mãnh. Nếu hoàng đế không bị phế truất, ông ấy sẽ có nhiều cơ hội trở thành người quyền lực”.

 

Vị cựu hoàng đế trẻ tuổi khi đó vẫn được phép ở trong cung điện. Ông Sun chỉ trở thành người hầu cận bên hoàng đế khi gia đình hoàng đế bị buộc phải rời khỏi Tử Cấm Thành, đánh dấu chấm hết cho truyền thống của nhiều thế kỷ và giấc mơ của Sun.

“Ông ấy đã bị thiến, rồi Hoàng đế bị phế truất. Ông tìm đường vào Tử Cấm Thành, rồi Phổ Nghi bị đuổi đi. Ông ấy theo Phổ Nghi lên phía bắc và rồi chính quyền bù nhìn sụp đổ. Ông đã cảm thấy cuộc đời đùa cợt với nỗ lực của mình”, Jia nói.

Nhiều hoạn quan đã bỏ trốn cùng với của cải quý giá của hoàng cung, nhưng ông Sun lại mang theo gánh nặng của những kỷ niệm, một khả năng đặc biệt để có thể sống sót qua những năm tháng chiến tranh và kèm theo cả sự bất an về ý thức hệ. “Ông ấy không bao giờ được giàu có, không bao giờ có quyền lực, nhưng ông ấy đã trở thành một người giàu kinh nghiệm và nắm giữ nhiều bí mật”, Jia cho biết.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm