Những 'cao thủ' về khả năng sinh tồn trong thế giới động vật
Cá mập trắng khổng lồ chết bí ẩn gây hoang mang / Xuất hiện bất ngờ, voi khổng lồ náo loạn đường phố
Con người có lẽ là giống loài duy nhất không phải phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên, bởi chúng ta có công nghệ và khoa học kỹ thuật.
Nhưng các loài vật, dù cho bão táp mưa sa, dù nóng chảy mỡ hay lạnh cực độ, chúng vẫn phải tìm cách để sinh tồn. Và sau đây là những loài có khả năng sống sót qua những điều kiện thời tiết kinh khủng bậc nhất.
1. Thỏ Bắc cực - ôm nhau vượt mùa đông giá lạnh
Thỏ Bắc cực (Lepus arcticus) chủ yếu sống ở phía bắc Canada và Greenland. Đây là một loài vật khá đặc biệt, bởi trong khi nhiều động vật chọn cách di cư về phía nam để tránh rét khi mùa đông đến, chúng vẫn kiên trì ở lại.
Bạn biết đấy, các vùng phía Bắc có mùa đông cực kỳ lạnh, thậm chí xuống đến âm hàng chục độ. Không dễ để tồn tại ở đây đâu.
Vậy thỏ tuyết đã làm thế nào? Đáp án là chúng sẽ túm tụm thành một cục hàng chục, thậm chí cả hàng trăm con, âu yếm ôm ấp để đánh tan cái rét.
2. Ếch pyxie - đóng kén ngủ đông tránh nóng
Mập ú ụ như quả bóng nhưng ếch pyxie châu Phi (African pyxie frog) không dễ thương chút nào. Bạn mà mó tay vào người nó là bị đớp liền, bằng bộ răng đặc biệt sắc nhọn.
Loài vật này sinh sống ở sa mạc Sahara - nơi nổi tiếng về độ khô hạn và nhiệt độ cao khủng khiếp. Và dĩ nhiên, chúng cũng phải có cơ chế sinh tồn trước hoàn cảnh kinh khủng ấy.
Chúng thường rúc vào lòng đất, tự tiết một lớp chất nhầy bao quanh cơ thể và ngủ đông. Thời gian trôi qua, lớp chất nhầy dần khô cứng song, nhờ có nó, ếch pyxie châu Phi yên ổn ngủ hết mùa khô, cho đến khi mưa về.
Nước sẽ khiến "vỏ kén" tự động mềm ra và chúng lại vô tư "nhảy cóc" trên mặt đất.
3. Ếch gỗ - tự biến thân thành que kem ngọt lịm
Khác với ếch pyxie, ếch gỗ (Wood frog) mảnh mai hơn nhiều. Vì sống ở Bắc Mỹ, cái nó cần đối mặt không phải là khô hạn mà là cái lạnh.
Mùa đông về, ếch gỗ tích cực chuẩn bị ngủ đông. Nó nỗ lực thu thập urea (urê), ép cơ thể sản xuất một lượng glucose (đường) lớn để bảo vệ các tế bào.
Đến khi rơi vào trạng thái ngủ đông, lượng đường trong cơ thể ếch gỗ đã đủ để biến nó thành que kem tự nhiên hình con ếch. Ở tình trạng này, ếch gỗ có thể chịu đựng nhiệt độ âm suốt nhiều tháng. Ngay cả khi liên tục bị đóng và tan băng, cơ thể nó vẫn không hề hấn gì.
4. Nhện nhảy Himalaya - phiêu lưu trên đỉnh Everest
Nhện nhảy Himalaya (Euophrys omnisuperstes) là sinh vật sống tại nơi cao nhất của Trái đất, đỉnh Everest. Muốn tận mắt chiêm ngưỡng nó, bạn chỉ có duy nhất một cách là trèo lên đỉnh núi này.
Nhưng ở độ cao 8.848m, đỉnh Everest bị tuyết phủ quanh năm. Áp suất cực thấp và nhiệt độ cực lạnh, lại còn vô cùng hiếm thức ăn. Việc sinh tồn ở đây phải nói là không tưởng, vậy mà chúng vẫn làm được.
Thực tế thì nhờ ngoại hình nhỏ bé, chúng dễ dàng ẩn nấp trong những kẽ đá. Còn đồ ăn, lũ nhện này hoàn toàn phụ thuộc vào những côn trùng bị gió mạnh hất bay lên đỉnh núi.
5. Gấu nước - thách thức cực hạn
Loài vật duy nhất gần như chạm đến ngưỡng bất tử trên quả đất chính là gấu nước (tardigrade). Xấu xí, bé tí tẹo (tối đa 1,5mm) nhưng gấu nước có thể chinh phục cả nhiệt độ 150 độ C lẫn -275 độ C.
Năm 2007, để thử nghiệm khả năng sống sót ngoài từ trường Trái đất của gấu nước, các nhà khoa học đã bắn hàng ngàn tardigrade vào vũ trụ. Chúng không chỉ vẫn sống sót mà còn sinh sản được nữa.
Thời gian ngủ đông của gấu nước cũng lâu kỷ lục. Năm 1984, một nhà động vật học rưới nước vào xác một tardigrade 120 năm tuổi. Nó lập tức nở phồng lên và lồm cồm bò đi.
6. Linh dương Ai Cập - không đi tiểu khi khô hạn
Nhìn bề ngoài, linh dương Ai Cập (dorcas gazelle) cũng giống như mọi loại linh dương khác. Cái khác là nó biết hyđrat hóa thức ăn (cỏ, lá cây) thành nước cung cấp cho cơ thể. Nhờ đó, nó không cần phải uống nước, và sống được ngay cả khi xung quanh chẳng có lấy một hạt mưa.
Địa bàn sống của linh dương Ai Cập là vùng Bắc Phi, nơi khí hậu cực khô và nóng. Thay vì chờ "nước đến chân mới nhảy", loài động vật này tỉ mẩn lấy có trong lá cây, cỏ mà nó ăn mỗi ngày.
Và để không đánh mất số nước ít ỏi ấy trong mùa khô hạn, linh dương Ai Cập khỏi đi tiểu luôn (dù vẫn có thể).
7. Sứa bất tử - tái sinh vô tận
Giấc mơ truyền đời của nhân loại là cải tử hoàn sinh. Đáng tiếc, chúng ta tuyệt đối không thể hiện thực hóa khao khát ấy. Vậy mà sứa bất tử (turritopsis dohrnii) lại làm nó dễ như chơi.
Hầu hết các loài sứa bất tử đều sống ở biển Địa Trung Hải và biển Nhật Bản. Mỗi khi đau ốm, già đi hay bị thương, nó chỉ việc trẻ hóa toàn bộ tế bào, trở về làm "con nít" và bắt đầu một cuộc đời mới.
Sứa bất tử cũng chẳng cần sinh con đẻ cái chi cho mệt. Nếu muốn tăng dân số, nó chỉ việc tự nhân bản. Hên là sứa bất tử lớn lên rất chậm, lại dễ bị các sinh vật biển khác xơi tái. Không thì toàn đại dương bây giờ đặc sứa là sứa cũng nên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trái đất xuất hiện vết rách khổng lồ, quốc gia lớn thứ 2 thế giới sợ hãi cảnh báo đại thảm họa
Loài động vật quý hiếm cả thế giới chỉ Việt Nam có, giới khoa học nỗ lực tìm mọi cách để bảo tồn
CLIP: Bị linh cẩu cắn vào chỗ hiểm, trâu rừng đực nhận cái kết khó tin
Danh tính vị Đại tướng người Nam Bộ đầu tiên và duy nhất đến nay: Sự nghiệp lừng lẫy, về hưu đi trồng dừa
Việt Nam sở hữu loài động vật cực kỳ quý hiếm có ngoại hình độc nhất vô nhị, là ‘hậu duệ’ của ma cà rồng
CLIP: Cả gan đối đầu với voi châu Phi trưởng thành, tê giác bị đối thủ húc lật ngửa bụng