Những chiến lược gia nổi tiếng nhất lịch sử đặt nền móng cho nền hậu cần hiện đại
Giải mã chiến lược 'Hợp tung liên hoành' thời Chiến Quốc / Tam Quốc: Vì sao Lưu Bị phải nhất quyết đánh Đông Ngô, mục đích chiến lược ẩn tàng bên trong là gì?
Trước khi có các công ty vận chuyển hay chuyển phát nhanh, những nhà chiến lược gia này đã đặt nền móng đầu tiên cho ngành hậu cần khổng lồ ngày nay.
Đại tướng Winfield Scott: Chiến lược thuê ngoài hậu cần
Cái tên Winfield Scott không thật sự nổi bật trong danh sách các nhà Hậu cần nổi tiếng trong lịch sử, nhưng ông đã có một hướng đi đột phá trong định nghĩa Hậu cần đang tồn tại thời bấy giờ và sự ảnh hưởng của ông còn thể hiện đến ngày nay.
Trong cuộc chiến với Mexico (the Mexican War, 1846 – 1848), Scott gặp trở ngại lớn khi phải liên tục chi phối nguồn lực quân sự của mình để bảo vệ hậu phương và đường tiếp viện khỏi sự tấn công của lực lượng du kích Mexico. Vì thế, ông đã ra quyết định cắt đứt chuỗi cung ứng nhu yếu phẩm của mình và “thuê ngoài” lực lượng dân địa phương Mexico. Điều này giúp ông và đội quân của mình có thể tập trung vào tiền tuyến phía trước, dẫn đến sự tiến công thần tốc và đánh chiếm thành công nhiều khu vực trọng yếu.
Ulysses Grant, một danh tướng sau này cũng đã học và áp dụng chiến thuật “thuê ngoài” của Winfield Scott trong cuộc nội chiến Mỹ (the Civil War, 1861 – 1865).
Thành Cát Tư Hãn: Vị vua hậu cần của Mông Cổ
Thành Cát Tư Hãn và đội quân Mông Cổ của ông là thế lực quân sự có một không hai trong lịch sử, cả về sức mạnh lẫn tư duy chiến lược vượt trội. Tên tuổi của Thành Cát Tư Hãn được lịch sử nhớ đến như là một nhà chiến lược gia vĩ đại, người đã đưa đội quân của mình vượt qua bao nhiêu trở ngại khắc nghiệt.
Đội quân Mông cổ chinh chiến cùng với gia đình. Họ du mục và đánh chiếm ngày đây mai đó với số thịt khô dự trữ khổng lồ. Binh lính thường được trang bị cần câu và các vật dụng cho phép họ khai thác thực phẩm ngay trên đường hành quân. Mỗi người lính được trang bị từ 3 đến 4 con ngựa chiến để có thể sử dụng thịt của chúng vào những thời điểm cấp bách, trung bình một chú ngựa có thể cung cấp đủ thức ăn cho một binh sĩ trong một tháng.
Dù chiến thuật này buộc đội quân Mông Cổ phải liên tục tìm kiếm nguồn thức ăn và nước cho ngựa của họ. Tuy nhiên, lịch sử đã chứng minh đây là một chiến thuật thành công và là một bài học quý giá cho quân sự hiện đại.
Hannibal: Đoàn quân voi vượt dãy Anpơ
Dưới thời kỳ La Mã thống trị, cuộc tiến công của đoàn quân voi Hannibal thẳng vào thành Rome là một trong những sự kiện đáng nhớ nhất trong lịch sử quân sự thời bấy giờ. Đội quân của Hannibal tiến tới địa phận kẻ thù với 38.000 bộ binh, 8.000 kỵ binh và 37 con voi chiến.
Đội quân này đã vượt qua gần 2.500 km trong 5 tháng. Vượt qua dãy núi Pyrénées và dãy Anpơ (với độ cao hơn 4.810 m). Không những thế, Hannibal và đội quân của ông đã dành ra hai ngày để đóng phà và vận chuyển đàn voi của mình vượt qua con sông Rhone vĩ đại.
Dù cuộc tiến công của ông đã thất bại ngay tại thủ đô La Mã, nhưng Hannibal và đội quân của ông đã được ghi vào sổ sách với sự ảnh hưởng to lớn về hậu cần của mình.
Tôn tử – Binh pháp Hậu cần
Tôn Tử và Binh pháp Tôn Tử (Tiếng Anh: The Art of War) đã được thế giới coi trọng từ hơn 2.500 năm trước. Ông đã đề cập rất nhiều về sự quan trọng của Hậu cần trong quyển binh pháp. Cho đến ngày nay, Binh pháp tôn tử còn được sử dụng trong kinh doanh, thương mại và làm tài liệu tham khảo cho những khó khăn hậu cần hiện đại.
Về mặt lý luận, Tôn Tử đã đặt một nền móng vững chắc cho hậu cần ngay từ 2.500 năm trước.
Alexander đại đế: Nhà hậu cần vĩ đại
2.300 năm sau ngày mất của Alexander đại đế, nhà quân sự vĩ đại này vẫn được vinh danh là một trong những nhà hậu cần nổi tiếng nhất trong lịch sử.
Ngay sau khi bước lên ngai vàng, Alexander đại đế đã tiến hành một cuộc tiến công kéo dài cho đến cuối đời mình.
Khi ông 21 tuổi, Alexander đã dẫn đầu một đội quân với 40.000 bộ binh và 6.000 kỵ binh đến vùng tiểu Á (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) với số lương thực ít ỏi. Ông đã lên kế hoạch cẩn thận cho chuyến hành quân và số lương thực 30 ngày của quân đội sẽ còn hơn 10 ngày so với ngày thu hoạch của quốc gia ông sẽ tấn công.
Khi lên đất liền, đội quân của Alexander chỉ liên tục duy trì 10 ngày lương thực và tiến công 30 km mỗi ngày. Tốc độ này đã dẫn đội quân của ông tiến công qua Ba Tư và Ấn độ với số lượng hơn 90.000 người.
Câu nói nổi tiếng của ông là, “My logisticians are a humorless lot. They know they are the first ones I will slay if my campaign fails.” (Tạm dịch: Những quân nhân hậu cần của tôi không được hài hước cho lắm, vì họ biết mình sẽ là người bị xử đầu tiên nếu cuộc tấn công thất bại)
Alexander vĩ đại là một nhà tiên phong trong hoạch định và sự hiệu quả của hậu cần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ