Khám phá

Những hiểu biết mới về 'quái vật siêu bí ẩn Tully'

Trong nhiều năm liền, các nhà khoa học vẫn cố gắng tìm hiểu về nguồn gốc sinh vật, cách nó tồn tại và xuất hiện trên Trái Đất. Song, tính đến thời điểm hiện tại, tất cả các nghiên cứu trước đây về loài quái vật Tully 300 triệu năm tuổi này đều bị phủ nhận.

Quái vật Tully được phát hiện vào năm 1958 bởi nhà khảo cổ học nghiệp dư Francis Tully khi tình cờ bắt gặp hóa thạch của một sinh vật hải dương chưa từng thấy tại Illinois, Mỹ.

Đây là một loài sinh vật có thân hình ống, dài 30 cm, mũi thuôn dài, nhiều răng và mắt ở cuối thân, khiến nó trông giống một con quái vật hơn động vật bình thường. Vì lý do này, loài sinh vật kỳ lạ này được đặt tên là quái vật Tully.

Ảnh phục dựng hình dáng quái vật Tully cách đây 300 triệu năm. (Ảnh: Sean McMahon/Đại học Yale)

Năm 2016, các nhà nghiên cứu từ Đại học Yale sau khi phân tích kỹ cấu trúc mắt của quái vật Tully đã kết luận sắc tố của nó có nhiều điểm tương đồng với cá, hơn là ốc hay mực. Đồng thời khẳng định cấu trúc giống ruột trong hóa thạch Tully thực sự là một notochord (xương sống nguyên thủy).

Theo Internationl Business Times, sau khi phân loại nhầm quái vật Tully vào nhóm động vật không xương sống thân mềm, các nhà nghiên cứu sử dụng những phương pháp tân tiến và rút ra kết luận sinh vật thực chất là một loài cá có xương sống. Kết quả nghiên cứu được công bố hôm qua trên tạp chí Nature.

Theo các nhà nghiên cứu, loài động vật có mang và que xương (notochord), một dạng dây cột sống thô sơ. Do sinh vật có mắt và nhiều răng, nhóm nghiên cứu tin rằng nó là động vật ăn thịt.

"Những con quái vật có liên quan tới loài cá không hàm vẫn tồn tại ngày nay do sở hữu những đặc điểm độc đáo bao gồm mang nguyên thủy, răng mọc thành hàm và dấu vết của que xương, cấu trúc giống sợi dây mềm dẻo chạy dọc sống lưng, thường xuất hiện ở động vật có xương sống", Paul Mayer, quản lý bộ sưu tập hóa thạch động vật không xương sống ở Bảo tàng Field nói.

Loài động vật có cấu tạo rất kỳ lạ khiến các nhà khoa học tranh cãi suốt hàng chục năm nay. (Ảnh: Sean McMahon/Đại học Yale)

Loài động vật không xương sống như mực được cho là dựa vào các chất khác, chẳng hạn ommochrom hoặc pterin để sàng lọc sắc tố. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu xem xét kỹ hóa thạch quái vật Tully, các nhà nghiên cứu nhận thấy melanosome của nó chứa lượng kẽm thấp hơn so với mắt của hóa thạch của động vật có xương sống từ cùng khu vực.

Không chỉ thế, họ cũng tìm thấy một lượng đáng kể ion đồng, cho thấy sinh vật này có nhiều điểm chung so với mực nang hơn là cá mút đá.

Theo đó, sau khi tiến hành phân tích các sắc tố trong mắt của động vật chân đầu hiện đại và một số loài cá để xác định lại, các nhà nghiên cứu từ Đại học Cork của Ireland và Đại học Y Fujita (Nhật Bản) đã khẳng định, tất cả những kết luận trước đây về quái vật Tully đều không chính xác và cũng không ai xác định được nó thuộc loài nào.

Trước đó, vào năm 2016, Giáo sư Derek Briggs, người phụ trách về khảo cổ học động vật không xương sống tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Yale Peabody kiêm tác giả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, cho biết: "Về cơ bản, không ai biết con vật này chính xác là gì. Hóa thạch không dễ dàng để phân tích rõ. Một số người cho rằng đó là quái vật. Tuy nhiên, chúng tôi quyết định dừng mọi nghiên cứu về nó tại đây".

Mặt khác, rất nhiều câu hỏi về sinh vật này được đặt ra. Nó không giống bất kỳ một loại hóa thạch nào trên thế giới và cũng không ai rõ nó xuất hiện lần đầu trên Trái đất khi nào. Rất có thể là nó đã sống tại vùng nước nông bùn xung quanh bờ biển thuộc bang Illinois 300 triệu năm trước đây. Sau khi chết, con vật được bùn bao bọc và hình thành trong đá cứng.

Theo Lam Anh/Thời đại

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo