Những nhân vật tại Việt Nam sở hữu máy bay riêng
Người phụ nữ ở bộ lạc Phi vì có quá nhiều chàng trai theo đuổi, chồng xin nghỉ việc, suốt ngày ở nhà canh chừng vợ / Bộ lạc duy nhất không có đàn ông, phụ nữ sinh sản theo cách này, bỏ con trai và chỉ để lại con gái
Theo Cục Hàng không Việt Nam, tính đến tháng 7/2023, ở Việt Nam không có người nào sở hữu máy bay riêng. Trong tổng số 45 máy bay tại Việt Nam được cấp phép hoạt động hàng không chung, chỉ có 8 máy bay phục vụ nhu cầu đi lại của cá nhân, số lớn còn lại phục vụ các nhu cầu dịch vụ dàn khoan, bay du lịch, bay khảo sát... Mỗi chuyến máy bay riêng hay bay khai thác hàng không chung đều phải xin cấp phép. Rào cản thủ tục này khiến hoạt động của máy bay riêng ở Việt Nam chưa phát triển, muốn bay gấp lại phải chờ xin phép cất cánh.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, trước đó nhiều đại gia Việt đã công khai sở hữu máy bay riêng để thuận tiện cho việc đi lại như ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), ông Trần Đình Long, ông Trịnh Văn Quyết… Thế nhưng, đến nay, những chiếc máy bay này đã thuộc về những chủ mới.
Theo đó, người sở hữu máy bay riêng đầu tiên phải kể đến là đại gia Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) - Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (nếu không kể đến trường hợp của “công tử Bạc Liêu” Trần Đình Huy, còn gọi là ông Ba Huy, thời kì 1930 - 1940). Năm 2008, bầu Đức chi tới 5,1 triệu USD mua lại chiếc Beechcraft King Air350. Đây là máy bay phản lực cánh quạt 2 động cơ loại nhỏ, có sức chở tối đa 11 người, buồng lái có chỗ cho 2 phi công, được sản xuất bởi Beech Aircraft Corporaton (Mỹ) năm 2005. Đại gia này cho biết, ông mua máy bay riêng với mục đích thuận tiện hơn trong công việc.
Sau đó, để đưa vào khai thác, ông chủ Hoàng Anh Gia Lai còn tốn thêm khoảng 2 triệu USD nộp thuế, thuê tổ lái, bảo dưỡng kỹ thuật...
Chiếc King Air 350 bay chủ yếu từ TP.HCM đến các dự án của Hoàng Anh Gia Lai ở trong nước và các quốc gia lân cận như: Lào, Campuchia, Myanmar, với tầm bay hơn 2.000km. Tuy nhiên, kể từ năm 2013, bầu Đức đã sang nhượng lại chiếc máy bay này cho Vietstar Airlines - hãng bay hoạt động trong lĩnh vực hàng không chung. Giá bán King Air350 không được tiết lộ, nhưng có thể thấp hơn nhiều so với mua mới, bởi tại thời điểm chuyển nhượng, chiếc King Air350 đã 11 năm tuổi.
Sau bầu Đức, đại gia thứ 2 sở hữu máy bay riêng là ông Trần Đình Long - Chỉ tịch Tập đoàn Hòa Phát. Theo đó, năm 2010, Hòa Phát chi khoảng 5 triệu USD để sắm mẫu trực thăng EC135Pi có 6 chỗ ngồi. Đây là loại máy bay tầm thấp, không bay được vào đường hàng không, mà bay phía dưới. Vì vậy, mỗi chuyến bay đều phải được sự chấp thuận của Bộ Quốc phòng.
Tuy nhiên, sau 1 thời gian sử dụng, ông đã bán lại chiếc máy bay này cho Công ty VinaCopter của Hong Kong (Trung Quốc).
Tiếp đó là trực thăng của ông Trịnh Văn Quyết cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC. Theo đó, vào năm 2014, ông Trịnh Văn Quyết tuyên bố FLC sẽ tham gia vào kinh doanh dịch vụ cho thuê trực thăng và du thuyền. Lãnh đạo FLC khi đó cho biết đã mua hai chiếc trực thăng có trị giá trên 1.000 tỷ đồng, với tham vọng là hãng đầu tiên tiên khai thác dịch vụ trực thăng bay tới các điểm du lịch mà tập đoàn này quản lý.
Nhưng sau một thời gian đưa vào khái thác, nhận thấy dịch vụ sử dụng trực thăng tại Việt Nam còn gặp nhiều bất cập nên ông Quyết đã sang nhượng hai chiếc trực thăng cho đối tác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo