Những thành phố bị bỏ hoang nổi tiếng thế giới
Những thành phố lâu đời giàu có nhất trong lịch sử thế giới / Khám phá thành phố biển tuyệt đẹp ở Tây Ban Nha
1. Prypiat, Ukraine
Prypiat, một thành phố bị bỏ hoang nằm tại phía bắc Ukraine, tại tỉnh Kiev Oblast, gần biên giới với Belarus. Prypiat được phát hiện vào năm 1970 và là nơi định cư của các công nhân làm tại Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Năm 1979, Prypiat trở thành thành phố nhưng không lâu sau đó nó lại bị bỏ hoang sau một vụ nổ đã xảy ra tại lò phản ứng số 4 của nhà máy điện nguyên tử Chernobyl vào năm 1986. Phóng xạ phát ra sau vụ nổ đã khiến hàng ngàn người ở Ukraine, Nga và một số nước lân cận thiệt mạng, thậm chí đám mây bụi phóng xạ còn lan tới cả Anh, bán đảo Scandinavia, và phía đông nước Mỹ.
Prypiat là một trong những thành phố bị bỏ hoang nổi tiếng trên thế giới
Trước khi xảy ra thảm họa, Prypiat có khoảng 50.000 người sinh sống. Ước tính mỗi năm Prypiat có thêm khoảng 1.500 người bao gồm 800 công dân mới sinh và hơn 500 người mới tới từ các nơi khác của Liên bang Xô viết. Prypiat có một số đường ray nối liền với ga Kiev Yazov cũng như một con sông thuận tiện cho giao thông đường thủy gần đó.
2. Humberstone và Santa Laura, Chile
Humberstone, phía bắc Chile, được phát hiện vào năm 1862 như một trung tâm khai thác muối nitrat (thành phần quan trọng phân bón) của Oficina La Palma. Năm 1952, nó được đổi tên là Humberstone theo tên của một ông chủ khai khoáng người Anh, người đã góp phần đem lại sự thịnh vượng cho thị trấn nhỏ này. Cả Humberstone và vùng lân cận Santa Laura đều phát triển nhanh chóng nhờ các sản phẩm muối nitrat. Tuy nhiên, trong những thập niên 30 của thế kỷ trước, các nhà khoa học đã tìm thấy một chất hóa học tổng hợp thay thế có giá thành thấp hơn nitrat rất nhiều.
Do nhu cầu nitrat không còn nhiều như trước, Humberstone và Santa Laura bắt đầu đi xuống cùng với ngành công nghiệp mà họ đã gây dựng nên. Sau 3 thập kỷ, hai thị trấn đã trở thành những nơi hoàng toàn bị bỏ hoang hoàn toàn.
Nhưng cuộc sống tại Humberstone và Santa Laura lại tái sinh khi những cư dân mới tới đây gây dựng cuộc sống. Chính phủ Chile cũng thực hiện những chính sách hỗ trợ để người dân phát triển nông nghiệp song song với việc bảo tồn những dấu tích của một trung tâm khai thác muối nitrat nhộn nhịp trước kia.
Năm 1970, chính phủ Chile tuyên bố cả hai thị trấn là di sản quốc gia. Năm 2005, Humberstone và Santa Laura đượcUNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
3. Detroit, Mỹ
Detroit từng là công xưởng sản xuất xe hơi lớn nhất nước Mỹ trong những năm 1950-1980 với các tập đoàn lớn như Chrysle, Ford và General Motors. Với chi phí sinh hoạt thấp, lương công nhân cao, Detroit đã nhanh chóng thu hút được lao động từ khắp nơi tới, bên cạnh đó, các cao ốc, trung tâm giải trí cũng mọc lên như nấm.
Tuy nhiên, tới năm 2005, sự xuất hiện các hãng xe hơi nước ngoài tại Mỹ đã khiến ngành công nghiệp then chốt tại Detroit bị ảnh hưởng. Tình trạng ngoại ô hóa cũng góp phần vào sự suy tàn của thành phố, các cư dân ở đây lần lượt chuyển tới những miền đất hứa mới.
Bên cạnh đó, do nhu cầu sản xuất những phương tiện vận tải lớn hơn, các hãng sản xuất xe hơi cũng buộc phải rời khỏi thành phố Detroit ra những vùng ngoại ô rộng rãi hơn để phát triển công việc làm ăn của mình.
Detroit bắt đầu bị bỏ hoang. Những ông chủ các cao ốc đành để bất động sản của mình đóng băng khi không thể bán hoặc cho thuê chúng. Một số người khác lại cố gắng tái sinh hoặc tu sửa lại các tòa nhà như biến rạp hát thành rạp chiếu phim. Tuy nhiên, các khách sạn, rạp hát, văn phòng...vẫn nằm trong tình trạng "đắp chiếu" vì không có khách hàng.
4. Đảo Hashima, Nhật Bản
Hashima là một hòn đảo nhỏ, với diện tích khoảng 6ha ở ngoài khơi Nagasaki, Nhật Bản. Mặc dù diện tích nhỏ hép nhưng hòn đảo có tầm quan trọng rất lớn: đây là một trung tâm khai thác than của Nhật Bản trong gần một thế kỷ. Hòn đảo này nằm trên một vỉa than, kéo sâu tới đáy đại dương. Khi những mỏ than được khai thác, Tập đoàn Mitsubishi của Nhật đã mua lại Hashima từ những người dân vào năm 1890, đó cũng là lúc thời hoàng kim của đảo Hashima bắt đầu.
Vì cách Nagasaki khoảng 28,8km nên Mitsubishi đã bỏ tiền để xây dựng nhà cửa trên đảo cho công nhân sinh sống thay vì thuê phà đi lại mỗi ngày. Những căn nhà bê tông đua nhau mọc lên cùng thời điểm. Nhưng không gian trống trên đảo rất ít nên các hộ gia đình phải sống chen chúc trong những khu chung cư chật hẹp.
Các dịch vụ khác như rạp chiếu phim, phòng khám, nhà hàng, quán bar đã ra đời sau đó và thành phố trở thành một cộng đồng vi mô, thịnh vượng. Tất cả các khu giải trí đều được nối với nhau thông qua đường hầm dưới đất. Vào thời kỳ huy hoàng nhất là năm 1959, đảo Hashima là nơi có mật độ dân số đông nhất thế giới với 5.259 cư dân trên một vỉa đá nhỏ. Trung bình có 835 người trên 1ha.
Không phải tất cả mọi người sống trên đảo Hashima đều do họ lựa chọn. Trong suốt Thế chiến II, chính phủ Nhật đã ép những người lao động Trung Quốc và Hàn Quốc lên đảo làm việc. 122 trong số 500 người Hàn Quốc bị bắt làm việc từ năm 1939 tới 1945 tại các mỏ than ở Hashima đã thiệt mạng trong thời gian giam giữ.
Sau Thế chiến II, những người lao động nhận thấy cuộc sống trên đảo được cải thiện rõ rệt. Các vật dụng hiện đại đắt tiền như TV, đài và rạp chiếu phim đã được đưa lên đảo. Tuy nhiên, thời hoàng kim của đảo Hashima cũng vô cùng ngắn ngủi. Tháng 1 năm 1974, dầu mỏ trở thành nguồn năng lượng được thế giới ưa chuộng hơn. Mitsubishi quyết định đóng cửa các mỏ than và tháng tư năm đó, cư dân cuối cùng của đảo đã lên phà trở về đất liền.
5. Centralia, Pennsylvania, Mỹ
Centralia được coi là một "thị trấn ma" tại Hạt Columbia, Pennsylvania, Mỹ. Dân số tại đây đã giảm từ 1.000 người vào năm 1981 xuống còn 12 người vào năm 2005, 9 người vào năm 2007 và 7 người vào năm 2010 sau một vụ cháy mạch than gầy tại một mỏ lộ thiên từ năm 1962.
Mạch than cháy lan sang các mỏ lân cận và tạo nên một đám cháy khổng lồ dưới lòng đất. Thị trấn đã cố gắng để dập tắt ngọn lửa trong nhiều năm, các biện pháp như khai thác mỏ than bị cháy, đào hào để tách ngọn lửa với phần còn lại của vỉa than và dội nước...đều không thành công. Các nhà chức trách kết luận rằng cách tốt nhất để giữ thị trấn là đào một mạng lưới hào rộng lớn để cô lập các điểm nóng, nhưng do chi phí quá đắt đỏ nên kế hoạch này không trở thành hiện thực.
Sau hơn 20 năm vẫn không dập được đám cháy âm ỉ dưới lòng đất, năm 1982, chính quyền liên bang đã tuyên bố bỏ hoang thị trấn và sơ tán gần như toàn bộ dân cư, trừ một số người vẫn cố bám trụ lại ngôi nhà hợp pháp của mình. Ngày nay Centralia dường như bị cô lập với thế giới bởi các con đường vào thị trấn đã bị phá hủy bởi cây cối mọc chen chúc và khí gas độc hại bốc lên từ mặt đất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bằng chứng hiếm có về tục lệ ăn thịt người thời cổ đại
5 loại gỗ đắt nhất thế giới: Việt Nam có 1 loại nổi tiếng khắp thế giới, giá 2,3 tỷ/kg
Rùng mình tục lệ ăn thịt người chết ở rừng Amazon
Khai quật lăng mộ lãnh chúa 1.200 tuổi chứa đầy vàng ở Panama
Loài chó ‘biết hát’ cực kì quý hiếm hồi sinh sau 50 năm tưởng đã tuyệt chủng
CLIP: Cảnh tượng đáng kinh ngạc, bọ ngựa tóm gọn chim ruồi trong chớp mắt