Nơi duy nhất ở Việt Nam còn giao tiếp bằng ngôn ngữ từ thời Văn Lang - Âu Lạc, người lạ đến cần phiên dịch
Thủy Kính tiên sinh biết trước quân Lưu Bị sẽ diệt vong vẫn nhất quyết tiến cử Gia Cát Lượng: Lý do rất đơn giản! / Vén màn cuộc đời vị hoàng hậu sắc nước hương trời được gả cho cậu ruột, đến cuối đời vẫn là trinh nữ
Làng Đa Chất (xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên), nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 40km là ngôi làng duy nhất ở Việt Nam còn giao tiếp bằng ngôn ngữ cổ xưa. Nơi này người dân đều là dân tộc Kinh nhưng lại dùng thứ “tiếng lạ” có từ thời Văn Lang. Đây được xem như báu vật truyền đời của dân làng.
Làng Đa Chất nằm giữa ngã ba sông Lương và sông Nhuệ, cách Thủ đô không xa nhưng vẫn giữ được những nét cổ xưa, thanh bình của một miền quê. Điều đặc biệt hơn nữa, khi người lạ đến làng sẽ cần có phiên dịch, nếu không sẽ không thể hiểu người dân bản địa nói gì.
Thứ ngôn ngữ người làng Đa Chất sử dụng vô cùng phong phú, gần như không vay mượn từ ngữ của nơi khác. Các chuyên gia cho biết, đây có thể là ngôn ngữ có từ thời Văn Lang – Âu Lạc. Ví dụ, từ dùng để chỉ người có vai vế ở đây sẽ dùng từ “chóp bu”. Một từ khác là “xấn xổ” được dân Đa Chất dùng để mô tả hành động dùng sức mạnh, thậm chí bạo lực để làm điều gì đó mà người khác không mong muốn. Cũng từ “xấn” này nhưng “xấn vụ” có nghĩa là đóng cối, “xấn đìa” có nghĩa là làm ruộng, “xấn bệt” có nghĩa là làm nhà. Ngoài ra còn phải kể đến từ “choáng”. “Bệt choáng” có nghĩa là nhà đẹp, “nhát choáng” là gái đẹp”…
Hệ số đếm của người làng Đa Chất cũng rất đặc biệt khi sử dụng: "Nhất" (một), "nhị" (hai), "thâm" (ba), "chớ" (bốn), "dâu" (năm)… mười là "lạp." "Lái lạp" (hai mươi), "thâm lạp" (ba mươi)… "bích" (một trăm), "bích rộng" (một nghìn)… Những vật dụng hiện đại như đồng hồ gọi là “sưỡn nhật”, ô tô gọi là “sưỡn mỗ”, tàu thủy là “sưỡn trì”, máy bay là “sưỡn xì thiên”…
Chia sẻ với báo Công An Nhân Dân, ông Nguyễn Văn Đoán (SN 1939), người sống lâu năm ở làng Đa Chất tiết lộ:“Theo tài liệu thần phả của làng Đa Chất, nơi đây là chốn thờ Trung Thành Đại Vương, còn gọi là Thổ Lệnh Trường – một vị tướng chỉ huy dưới thời vua Hùng. Ngài là con thứ ba của Hào trưởng vùng Hồng Giang (sông Hồng), có tên Đào Công Bột – người được xem là ông tổ của một ngôn ngữ cổ xưa”.
Năm xưa khi nhà Thục và vua Hùng giao tranh, sau khi giành chiến thắng, ngài đã làm tiệc khao quân. Thương dân làm ra hạt gạo khó khăn, vua đã sáng chế ra cối xay. Từ đó, để bảo vệ bí quyết nghề nghiệp, người thợ của làng Đa Chất đã sáng tạo ra thứ ngôn ngữ bí ẩn này.
PGS.TS Vũ Đức Nghiệu chia sẻ với báo Người Đưa Tin:“Ngôn ngữ làng Đa Chất là một dạng biệt ngữ cộng đồng. Biệt ngữ này thường bao gồm những từ ngữ mang ý nghĩa riêng biệt, được sử dụng nhằm giữ bí mật trong một nhóm xã hội, có thể phân theo nghề nghiệp hoặc địa phương. Trong trường hợp này, biệt ngữ nghề nghiệp đã trở thành tiếng nói chung của làng, bắt nguồn từ những người làm nghề đóng cối xay, rồi được truyền lại cho cả những người không làm nghề”.
Người dân làng Đa Chất xem thứ ngôn ngữ cổ này như báu vật. Ảnh: Báo CAND
Hương ước của làng Đa Chất quy định ngôn ngữ của làng không chỉ là một phần linh hồn làng mà còn được coi như di sản tinh thần, tiếng nói mà tổ tiên đã phải miệt mài gìn giữ suốt hàng thế kỷ. Thế nên trải qua bao nhiêu đời, dù xã hội đã phát triển, người dân làng Đa Chất vẫn gìn giữ thứ ngôn ngữ cổ như một báu vật.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật đáng sợ sau khi voi già chết: Nếu con người chạm vào sẽ gây ra cảnh tượng kinh hoàng?
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Chuyện sốc giới khoa học: Hồi sinh loài chim đã tuyệt chủng từ 3 thế kỷ trước! Giải mã phương pháp bí ẩn đằng sau!
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Chỉ ở Việt Nam mới có 3 loài động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ này! Sở hữu bộ gen 'độc nhất vô nhị' cần được bảo tồn