Khám phá

Nơi nào được mệnh danh là thành phố vĩnh cửu?

Rome (thủ đô Italy) được mệnh danh là thành phố vĩnh cửu. Rome được xây dựng từ năm 750 trước Công nguyên. Ban đầu, nơi đây chỉ là một ngôi làng nhỏ ở miền Trung Italy, sau đó dần phát triển lớn mạnh, dần cai trị đế chế rộng lớn và phồn vinh nhất trong lịch sử.

Những thành phố "song sinh" kỳ lạ nhất thế giới / Dẫn quân qua 1 trấn nhỏ, Hoàng đế Minh triều Chu Đệ đặt cho nơi này cái tên rất sang, ngày nay là thành phố lớn tầm cỡ quốc tế

Theo sách Mười vạn câu hỏi vì sao, Rome (thủ đô Italy) được mệnh danh là thành phố vĩnh cửu. Rome được xây dựng từ năm 750 trước Công nguyên. Ban đầu, nơi đây chỉ là một ngôi làng nhỏ ở miền Trung Italy, sau đó dần phát triển lớn mạnh, dần cai trị đế chế rộng lớn và phồn vinh nhất trong lịch sử. Rome được gọi là "thành phố vĩnh cửu" vì người La Mã cổ đại tin rằng dù thế giới sụp đổ, thành phố này vẫn sẽ trường tồn, không bao giờ bị phá hủy. Ảnh: Atlantic Council.

Theo sách Mười vạn câu hỏi vì sao, Rome (thủ đô Italy) được mệnh danh là thành phố vĩnh cửu. Rome được xây dựng từ năm 750 trước Công nguyên. Ban đầu, nơi đây chỉ là một ngôi làng nhỏ ở miền Trung Italy, sau đó dần phát triển lớn mạnh, dần cai trị đế chế rộng lớn và phồn vinh nhất trong lịch sử. Rome được gọi là "thành phố vĩnh cửu" vì người La Mã cổ đại tin rằng dù thế giới sụp đổ, thành phố này vẫn sẽ trường tồn, không bao giờ bị phá hủy. Ảnh: Atlantic Council.

Theo sách Tri thức về vạn vật, Augustus (sinh năm 63 trước Công nguyên - mất năm 14 sau Công nguyên) là hoàng đế đầu tiên của Đế quốc La Mã. Thời điểm đó, quân đội La Mã lớn mạnh, tướng lĩnh La Mã dần trở nên quyền lực hơn Nghị viện. Điều này dẫn đến loạt cuộc nội chiến, khiến nền cộng hòa sụp đổ. Con nuôi của Julius Caesar (nhà độc tài của La Mã) là Augustus, chính thức trở thành hoàng đế La Mã đầu tiên vào năm 27 trước Công nguyên. Ảnh: Britannica.

Theo sách Tri thức về vạn vật, Augustus (sinh năm 63 trước Công nguyên - mất năm 14 sau Công nguyên) là hoàng đế đầu tiên của Đế quốc La Mã. Thời điểm đó, quân đội La Mã lớn mạnh, tướng lĩnh La Mã dần trở nên quyền lực hơn Nghị viện. Điều này dẫn đến loạt cuộc nội chiến, khiến nền cộng hòa sụp đổ. Con nuôi của Julius Caesar (nhà độc tài của La Mã) là Augustus, chính thức trở thành hoàng đế La Mã đầu tiên vào năm 27 trước Công nguyên. Ảnh: Britannica.

Sách Tri thức về vạn vật đề cập đến thành tựu chinh phục thế giới của đế chế La Mã. Họ từng chinh phục phần lớn Italy và đánh bại thành phố Carthage ở Bắc Phi. Từ năm 262 đến năm 146 trước Công nguyên, đế chế La Mã tiếp tục chiếm đóng Sicily, Sardinia, Tây Ban Nha và Bắc Phi. Xứ Gaul (nước Pháp ngày nay) cũng từng bị chiếm đóng vào năm 50 trước Công nguyên. Đến năm 43, Anh bị xâm lược. Đế chế La Mã hùng mạnh nhất, đạt đến quy mô lớn nhất vào năm 117, khi quân đội chiếm được Dacia (Rumani ngày nay) và một phần Syria, Iraq ngày nay. Ảnh: WallpaperAccess.

Sách Tri thức về vạn vật đề cập đến thành tựu chinh phục thế giới của đế chế La Mã. Họ từng chinh phục phần lớn Italy và đánh bại thành phố Carthage ở Bắc Phi. Từ năm 262 đến năm 146 trước Công nguyên, đế chế La Mã tiếp tục chiếm đóng Sicily, Sardinia, Tây Ban Nha và Bắc Phi. Xứ Gaul (nước Pháp ngày nay) cũng từng bị chiếm đóng vào năm 50 trước Công nguyên. Đến năm 43, Anh bị xâm lược. Đế chế La Mã hùng mạnh nhất, đạt đến quy mô lớn nhất vào năm 117, khi quân đội chiếm được Dacia (Rumani ngày nay) và một phần Syria, Iraq ngày nay. Ảnh: WallpaperAccess.

Quân đội La Mã được huấn luyện kỹ càng và trang bị đủ loại vũ khí tốt. Trung bình một người lính La Mã phải phục vụ quân đội trong 25 năm. Quân đội được chia thành các chiến đoàn, mỗi chiến đoàn chia thành 10 chiến đội. Trung bình mỗi chiến đội khoảng 480 người, kèm theo kỵ binh hỗ trợ. Ngoài ra, đế chế La Mã huấn luyện binh lính từ các quốc gia bị chiếm đóng. Lực lượng này được gọi là quân trợ chiến, bao gồm kỵ binh, lính lăng đá, cung thủ. Ảnh: HistoryCollection.

Quân đội La Mã được huấn luyện kỹ càng và trang bị đủ loại vũ khí tốt. Trung bình một người lính La Mã phải phục vụ quân đội trong 25 năm. Quân đội được chia thành các chiến đoàn, mỗi chiến đoàn chia thành 10 chiến đội. Trung bình mỗi chiến đội khoảng 480 người, kèm theo kỵ binh hỗ trợ. Ngoài ra, đế chế La Mã huấn luyện binh lính từ các quốc gia bị chiếm đóng. Lực lượng này được gọi là quân trợ chiến, bao gồm kỵ binh, lính lăng đá, cung thủ. Ảnh: HistoryCollection.

Binh sĩ La Mã nổi tiếng về kỷ luật và kỹ thuật sử dụng đội hình chặt chẽ cùng chiến thuật thông minh. Về cơ bản, đội hình của quân đội được chia thành 4 loại, gồm đội hình tròn, đội hình tản mát, đội hình rùa và phòng ngự chống kỵ binh. Ảnh trên là ví dụ của đội hình rùa. Binh lính xếp đội hình sát vào nhau và sử dụng những tấm khiên sắt để bảo vệ quân khỏi những trận mưa cung tên. Ảnh: Top Facts.

Binh sĩ La Mã nổi tiếng về kỷ luật và kỹ thuật sử dụng đội hình chặt chẽ cùng chiến thuật thông minh. Về cơ bản, đội hình của quân đội được chia thành 4 loại, gồm đội hình tròn, đội hình tản mát, đội hình rùa và phòng ngự chống kỵ binh. Ảnh trên là ví dụ của đội hình rùa. Binh lính xếp đội hình sát vào nhau và sử dụng những tấm khiên sắt để bảo vệ quân khỏi những trận mưa cung tên. Ảnh: Top Facts.

Đấu trường Colosseum được xây dựng khoảng năm 70-80, dưới thời hoàng đế Vespasian. Đây là công trình lớn nhất của đế chế La Mã với sức chứa khoảng 50.000 người. Đấu trường khổng lồ này là nơi diễn ra những trận chiến đấu, nhào lộn của các võ sĩ, đấu sĩ chuyên nghiệp. Vào thời đó, Colosseum là nơi tranh tài của hơn 20 kiểu đấu sĩ, mỗi kiểu có vũ khí và giáp trụ khác nhau. Đấu sĩ thường là những nô lệ. Nếu chiến đấu giỏi, họ có thể được giải phóng, trả tự do. Ảnh: Britannica.

Đấu trường Colosseum được xây dựng khoảng năm 70-80, dưới thời hoàng đế Vespasian. Đây là công trình lớn nhất của đế chế La Mã với sức chứa khoảng 50.000 người. Đấu trường khổng lồ này là nơi diễn ra những trận chiến đấu, nhào lộn của các võ sĩ, đấu sĩ chuyên nghiệp. Vào thời đó, Colosseum là nơi tranh tài của hơn 20 kiểu đấu sĩ, mỗi kiểu có vũ khí và giáp trụ khác nhau. Đấu sĩ thường là những nô lệ. Nếu chiến đấu giỏi, họ có thể được giải phóng, trả tự do. Ảnh: Britannica.

 

Khán đài của đấu trường Colosseum được chia thành nhiều tầng và phân theo địa vị xã hội. Thời bấy giờ, địa vị xã hội của La Mã được chia thành 6 giai tầng, theo thứ tự từ cao xuống thấp là: Hoàng đế, nghị sĩ, quý tộc, thường dân, người nước ngoài, nô lệ. Tại Colosseum, hoàng đế có chỗ ngồi riêng, các hàng ghế phía trước dành cho nghị sĩ và giới quý tộc. Thường dân, người nước ngoài ngồi xem đấu ở những vị trí xa hơn. Riêng tầng lớp nô lệ chỉ đi theo phục vụ hoàng đế và giới quý tộc. Ảnh: Atlas Obscura.

Khán đài của đấu trường Colosseum được chia thành nhiều tầng và phân theo địa vị xã hội. Thời bấy giờ, địa vị xã hội của La Mã được chia thành 6 giai tầng, theo thứ tự từ cao xuống thấp là: Hoàng đế, nghị sĩ, quý tộc, thường dân, người nước ngoài, nô lệ. Tại Colosseum, hoàng đế có chỗ ngồi riêng, các hàng ghế phía trước dành cho nghị sĩ và giới quý tộc. Thường dân, người nước ngoài ngồi xem đấu ở những vị trí xa hơn. Riêng tầng lớp nô lệ chỉ đi theo phục vụ hoàng đế và giới quý tộc. Ảnh: Atlas Obscura.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm