Nữ nhân nào được Tần Thủy Hoàng cả đời nể trọng, ban đặc ân?
Top 4 hoàng đế tàn bạo nhất lịch sử Châu Á: Tần Thủy Hoàng đứng đầu / Sự thật "sốc" về thuốc trường sinh của Tần Thủy Hoàng
Người phụ nữ bí ẩn này rất được hoàng đế Tần Thủy Hoàng nể trọng. Ảnh minh họa
Nhà Tần, triều đại mà Tần Thủy Hoàng có công lao thống nhất giang sơn từ 6 nước chư hầu trong thời Chiến Quốc, là một trong những chủ đề vô cùng hấp dẫn đối với các sử gia cùng nhiều nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Không chỉ là những công trình xa hoa mà ngay cả bản thân con người của vị hoàng đế nổi tiếng đã có sức hấp dẫn khó tả đối với các chuyên gia.
Tại sao Tần Thủy Hoàng lại có thể xây dựng được nhiều công trình kỳ vỹ đến thế và thậm chí nhiều trong số chúng đến nay vẫn còn là một ẩn số?
Trên thực tế, theo các sử gia, hành trình xây dựng các công trình như Vạn Lý Trường Thành hay lăng mộ của Tần Thủy Hoàng vốn không hề dễ dàng.
Bên cạnh vấn đề về tiền bạc, một trong những thứ nguyên liệu hiếm có thỏa mãn phần nào tham vọng "trường sinh" của vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tần, chính là thủy ngân. Thế nhưng, vào thời cổ đại, thủy ngân thường được tinh chế từ cinnabar (HgS) hay còn gọi là chu sa hoặc đan sa, một loại khoáng sản được dùng để điều chế thuốc an thần và vào nhiều mục đích khác.
Người phụ nữ bí ẩn được hưởng nhiều đặc ân, khiến Tần Thủy Hoàng một đời nể trọng
Thực tế đã chứng minh rằng không phải ai cũng có khả năng để cung ứng một số lượng lớn thủy ngân cho Tần Vương.
Dù vậy, theo nhiều nhà sử học cho rằng, một nhân vật bí ẩn có thể đã làm được điều "không tưởng" ấy, đó chính là một người phụ nữ tên là Ba Thanh do bà là chủ của một mỏ đan sa khổng lồ, sản nghiệp lớn được thừa kế từ gia đình chồng giàu có.
Nữ thương nhân tên là Ba Thanh được cho là người phụ nữ rất được Tần Thủy Hoàng tôn kính. Ảnh: Sina
Ba Thanh thực chất tên thật là Thanh và do sống ở vùng đất Ba Thục (ngày nay là tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) nên cái tên đó cũng vì thế mà ra đời.
Theo "Sử ký" của Tư Mã Thiên cùng một số tài liệu lịch sử, Ba Thanh xuất giá từ năm 18 tuổi, nhưng đã sớm phải chịu cảnh góa chồng khi chỉ mới 22 tuổi. Sau khi người chồng giàu có qua đời, Ba Thanh đã trở thành người thừa kế và gánh vác toàn bộ sản nghiệp to lớn của gia tộc nhà chồng. Người phụ nữ trẻ ấy quyết định không bao giờ tái hôn và quyết tâm bảo vệ, gánh vác cũng như phát triển công việc kinh doanh của gia đình.
Vào thời kỳ Chiến Quốc (khoảng thế kỷ 5 TCN - 221 TCN), trong bối cảnh loạn lạc và đầy binh biến như vậy, việc một người phụ nữ "liễu yếu đào tơ" có thể vươn nên thành một nhân vật xuất chúng là điều cực kỳ hiếm có. Nhưng góa phụ Ba Thanh lại có thể trở thành người phụ nữ giàu có sớm nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Mặc dù gánh vác sản nghiệp to lớn của gia đình, nhưng điều khiến không ít sử gia tò mò chính là khả năng làm kinh doanh xuất sắc của bà thực sự có gì bí ẩn.
Việc có tiếng nói trong gia tộc cũng như trải qua những rèm pha của người đời là điều không hề đơn giản mà Ba Thanh phải đối mặt. Tuy nhiên, tuyên bố "thủ tiết thờ chồng", không bao giờ tái hôn, cũng như quyết định chèo lái sự nghiệp làm ăn của gia tộc đã góp phần giúp bà "thuận lợi" trong con đường tiếp quản gia sản.
Bí quyết của Ba Thanh
Dưới thời cổ đại, đặc biệt là nhà Tần, một người phụ nữ làm thương nhân, quản lý và phát triển công việc kinh doanh là điều không hề dễ dàng. Vậy làm thế nào mà Ba Thanh có thể điều hành, mở rộng sản nghiệp Chu Sa của gia tộc và vươn lên trở thành người giàu có nhất dưới triều đại của Tần Thủy Hoàng?
Bí mật này đã được các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, góa phụ Ba Thanh đã khéo léo điều hành công việc kinh doanh của gia tộc theo nguyên tắc "đôi bên cùng có lợi".
Người ta cho rằng nếu dân số của quận Ba dưới 50.000 thì ước tính ít nhất 1/5 số dân địa phương sẽ làm việc cho người phụ nữ tài ba này. Đặc biệt, phần lớn công việc là tham gia vào khai thác chu sa và sau đó tinh luyện thành thủy ngân, một loại vật liệu rất phổ biến vào thời cổ đại.
Chu Sa là khoáng sản dùng để tinh luyện thủy ngân, một nguyên liệu "xa xỉ" thời cổ đại.
Để duy trì được số lượng nhân công nhiều tới như vậy, Ba Thanh được cho là "nữ đại gia" khôn khéo khi không những đảm bảo về mặt thực phẩm, quần áo và sự an toàn, mà còn giúp đỡ những người làm công cho mình khi họ không may gặp khó khăn.
Sở hữu tầm nhìn hơn người, Ba Thanh đã khéo léo cho Tần Vương thấy về việc kinh doanh của gia tộc không hề gây hại hay đe dọa mà sẽ chỉ mang lại nhiều lợi ích cho đất nước.
Sản nghiệp to lớn là mỏ chu sa khổng lồ của gia đình nhà chồng Ba Thanh nằm ở Ba Thục, một nơi có vị trí chiến lược nhưng khá xa xôi. Chính vì vậy, để ngăn chặn sự dòm ngó của kẻ trộm, những vị vua của nước Tần trước đó đã cho phép các gia đình giàu có ở đây có lực lượng bảo vệ tại tư gia.
Cụ thể, người phụ nữ giàu có Ba Thanh có thể sở hữu tới hàng ngàn người hầu cùng hàng chục ngàn "vệ sĩ" riêng. Thế nhưng, lực lượng này lớn tới mức rất khó có thể đảm bảo rằng chúng không gây ra mối đe dọa cho tình hình an ninh của đất nước.
Trong "Hóa thực liệt truyện", Tư Mã Thiên đã từng nhắc tới việc Ba Thanh đã dùng sự giàu có của mình để tự bảo vệ, cũng như không để ai hà hiếp.
Hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Ảnh minh họa
Trong khi vẫn cố gắng duy trì những hoạt động kinh doanh của gia tộc, người phụ nữ tài năng này không chỉ có những động thái ủng hộ đối với những chính sách quốc gia, mà còn bày tỏ lòng trung thành của mình với hoàng đế Tần Thủy Hoàng, góp phần mang lại sự thịnh vượng cho nhà nước Tần.
Để mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của gia đình, rõ ràng là Ba Thanh đã phải bỏ ra một khoản chi lớn ngoài hoạt động động khai thác chu sa như quyên góp của cải cho quân đội, các công trình lớn... nhưng điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho bà điều hành sản nghiệp của gia tộc.
Nói một cách khác thì đây là tình huống đôi bên cùng có lợi và điều này cho thấy nhãn quan hơn người của người phụ nữ nổi tiếng này.
Với những cống hiến to lớn cùng phẩm hạnh hơn người, Ba Thanh là nữ nhân chốn dân gian thường xuyên được ra vào hoàng cung của hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Theo một cuốn sách được khai thác từ trong lăng mộ nhà Hán, Ba Thanh khi được diện kiến Tần Thủy Hoàng là đã ngoài 60 tuổi.
Trong khi đó, theo ghi chép trong "Tần Thủy Hoàng bản kỷ", vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tần lại vô cùng khao khát sự bất tử. Ông dùng đủ mọi cách và cho người tìm kiếm phương thuốc trường sinh nhưng kết quả đều không mấy khả quan. Chính vì vậy, việc một hóa phụ điều hành, làm chủ cả một khu mỏ khồng lồ về chu sa, một nguyên liệu quan trọng trong việc điều chế "thuốc trường sinh", đã được Tần Thủy Hoàng đặt nhiều hy vọng và đánh giá cao.
Tương truyền, những cư dân cổ đại tin rằng chu sa có thể trừ tà và đặt nó ở bên cạnh người quá cố thì có thể giúp cơ thể không bị phân hủy, đồng thời "tái sinh".
Nhưng vì giá cao nên thường có rất ít người có thể mua được "thần dược" này. Do đó, Ba Thanh thực sự là một bà chủ của một "doanh nghiệp" sản xuất thứ mặt hàng xa xỉ vào lúc bấy giờ. Không chỉ có đầu óc kinh doanh nhạy bén, bà còn là một người am hiểu về công nghệ luyện đan dược.
Người phụ nữ này thậm chí còn hiểu về tầm quan trọng của "lợi nhuận" khi điều hành cả một gia sản khổng lồ và đặc biệt là không thể "mặc cả" với vị hoàng đế tham vọng như Tần Thủy Hoàng.
Mô hình địa cung trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng có chứa một hàm lượng lớn thủy ngân.
Dựa theo một số khám phá khảo cổ của các chuyên gia phụ trách khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở chân núi Ly Sơn (tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc) từ năm 1998-2007, ước tính rằng địa cung nơi đặt hài cốt của vị hoàng đế nổi tiếng có thể chứa tối đa khoảng 100 tấn thủy ngân.
Hơn nữa, do thủy ngân trong thời cổ đại rất khan hiếm và không phải ai cũng biết về bí mật luyện đan dược, tinh luyện chu sa thành thứ kim loại lỏng này. Chính vì vậy, không nhiều người có đủ khả năng cung cấp một số lượng lớn như vậy cho lăng mộ của hoàng đế Tần Thủy Hoàng.
Tuy nhiên có thể chính Ba Thanh là người đã cung cấp số lượng thủy ngân khổng lồ trên cho địa lăng của Tần Vương, vì bà là chủ của một mỏ khoảng sản chu sa khổng lồ và nắm giữ bí quyết gia truyền của gia tộc để tinh luyện ra thứ nguyên liệu xa xỉ trên
Ngoài ra, không chỉ giúp Tần Vương theo đuổi giấc mộng trường sinh, người xưa còn cho rằng, người phụ nữ tài danh ở vùng đất Ba Thục này còn quyên góp một số tiền lớn cho quân đội và nguồn vốn để xây dựng Vạn Lý Trường Thành.
Chính vì những đóng góp "hào phóng" cho đất nước và đặc biệt là Tần Vương, đã giúp cho sự nghiệp làm ăn của bà và gia tộc đi vào hoạt động ổn định, tạo lợi thế vững chắc cũng như những "lợi nhuận" tiềm năng một cách khôn khéo.
Dựa theo ghi chép lịch sử, Ba Thanh sau khi qua đời ở kinh đô Hàm Dương đã được Tần Thủy Hoàng gửi thi hài trở về quê nhà để chôn cất, theo như đúng di nguyện của bà. Chưa hết, vị hoàng đế nổi tiếng thậm chí còn đặc biệt dựng "Hoài Thanh đài" để tưởng nhớ. Đây thực sự là một niềm vinh dự to lớn mà hiếm có nữ nhân cổ đại nào có được.
Hoàng đế Tần Thủy Hoàng rất nể trọng góa phụ Ba Thanh, không chỉ vì bà là "hiện thân của chu sa", góp phần quan trọng trong quá trình hiện thực hóa giấc mơ thống nhất thiên hạ, "trường sinh bất tử", mà còn là ở phẩm chất hiếm có của bà.
Người phụ nữ này cả đời thủ tiết thờ chồng, một mực phát triển sản nghiệp của gia tộc, đồng thời mang lại không ít lợi ích cho quốc gia. Ba Thanh thực sự đã trở thành một trong những người phụ nữ vĩ đại của nhà Tần. Cuộc đời và hành trình trở thành nữ thương nhân giàu có khó ai sánh bằng trong lịch sử thời cổ đại của Trung Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Quốc gia dự trữ vàng nhiều nhất thế giới: Gấp 4 lần Trung Quốc, 3 nước châu Âu cộng lại cũng không bằng
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ
Ngư dân nhặt được rùa vàng nhỏ liền đổi lấy 1 triệu đồng, khóc ròng khi biết giá trị thật lên đến 660 tỷ