Khám phá

Phát hiện 95 "thế giới mát" dễ sống như Trái Đất, nhưng nặng gấp 25.000 lần

Các nhà khoa học đã phát hiện cùng lúc 95 "vật thể dưới sao" nhưng to hơn các siêu hành tinh, đang lảng vảng gần Hệ Mặt Trời và có thể có nhiệt độ giống Trái Đất.

Thiếu cảnh giác, báo săn suýt trở thành miếng mồi ngon của báo hoa mai / Những tuyệt kỹ võ thuật của đặc công Việt Nam

Các vật thể đó được giới thiên văn gọi là "sao lùn nâu". Các sao lùn nâu không đủ tiêu chuẩn để được xếp loại là một ngôi sao, rất lạnh so với loại sao mát nhất là sao lùn đỏ. Nhưng chúng cũng lớn hơn hành tinh rất nhiều, với khối lượng nằm trong khoảng 75-80 lần Sao Mộc, tức 23.850 đến gần 25.500 lần so với Trái Đất.

Phát hiện 95 thế giới mát dễ sống như Trái Đất, nhưng nặng gấp 25.000 lần - Ảnh 1.

Sao lùn nâu, một vật thể dưới sao nhưng "cao cấp" hơn hành tinh - Ảnh đồ họa từ NOIRLab, dựa trên dữ liệu từ NASA

Sao lùn nâu được NASA coi là liên kết còn thiếu giữa các ngôi sao và các hành tinh khổng lồ như Sao mộc. Chúng lang thang vô định trong vũ trụ, không có sao mẹ chiếu rọi. Nhưng 95 vật thể được nhóm khoa học gia đứng đầu bởi tiến sĩ Aaron Meisner từ NOIRLab, phòng thí nghiệm trực thuộc Quỹ Khoa học Quốc gia (Mỹ) chứng tỏ sự đơn độc này có lợi thế bất ngờ. Phát hiện này nằm trong một dự án lớn mang tên Backyard Worlds.

Được biết như những "thế giới lạnh", nhưng thật sự từ "mát mẻ" mới hợp với các sao lùn nâu. Các tác giả cho thấy nhiệt độ của chúng gần bằng Trái Đất và có thể sở hữu những đám mây đầy nước – điều kiện tuyệt vời cho sự sống.

Vì không có sao mẹ, những gã khổng lồ chưa phải sao và "cao cấp" hơn hành tinh này khá mờ nhạt trong ống kính thiên văn, vì thế âm thầm trôi nổi trong không gian giữa các vì sao.

95 thế giới lạnh này chỉ là một phần trong số 1.500 thế giới cùng dạng được Backyard Worlds xác định, nhưng là những thế giới lạnh nhất. Nhưng cực lạnh đối với một vì sao lại là điều kiện rất tốt cho một hành tinh.

"Thợ săn hành tinh" tìm thấy các sao lùn nâu này chính là siêu kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA.

 

Nghiên cứu đã được công bố trực tuyến trên arXiv.org và sẽ được xuất bản trên Astrophysical Journal số sắp tới.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm