Khám phá

Phát hiện bất ngờ về tổ tiên người châu Á

Năm 1997, nhóm các nhà khảo cổ học người Pháp đã phát hiện hóa thạch vượn Bahinia pondaungensis tại Myanmar.

Top 10 bí mật ít biết về cuộc đời tổng thống Abraham Lincoln / Oyama Masutatsu - Huyền thoại 'đấm 1 phát chết 1 con bò mộng'


Tổ tiên loài người có nguồn gốc Châu Á
Rất nhiều quan điểm cho rằng nguồn gốc tổ tiên loài người là từ châu Phi, tuy nhiên nghiên cứu mới nhất của nhóm các nhà khoa học quốc tế phát hiện tổ tiên chung của loài người và loài vượn là từ châu Á.
Phát hiện này đã giáng một đòn "chí tử" vào lý thuyết truyền thống sinh vật học cổ đại cho rằng tổ tiên loài người đến từ châu Phi.
Sau khi tiến hành phân tích hóa thạch động vật linh trưởng được phát hiện tại Myanmar có niên đại cách ngày nay khoảng 37 triệu năm, nhóm các nhà khoa học quốc tế đã chứng minh cho giả thuyết được đưa ra cách đây khoảng 13 năm cho rằng nguồn gốc tổ tiên loài người đến từ châu Á.
Năm 1997, nhóm các nhà khảo cổ học người Pháp đã phát hiện hóa thạch vượn Bahinia pondaungensis tại Myanmar. Căn cứ vào phát hiện này, các nhà khoa học đã đưa ra giả thiết về nguồn gốc tổ tiên loài người đến từ châu Á. Hóa thạch vượn Bahinia pondaungensis có cùng niên đại với vượn Eosimias centennicus, tuy nhiên muộn hơn so với vượn Eosimias sinensis.
Ảnh mang tính minh họa. (Nguồn internet)
Ảnh mang tính minh họa. (Nguồn internet)
Sau khi tiến hành nghiên cứu các nhà khoa học xác định hóa thạch vượn Bahinia pondaungensis thuộc chủng loại vượn người, trên cơ sở đó đã chứng minh được có một nhóm người vượn trong lịch sử có nguồn gốc từ châu Á.
Ngoài ra, nhóm các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng trước khi chưa phát hiện thêm được những chứng cứ sinh vật cổ, thì việc khẳng định nguồn gốc của loài linh trưởng cao cấp đến từ châu Á chứ không phải từ châu Phi là điều không phải bàn cãi và không thể phủ nhận.
Những chiếc răng được tìm thấy ở hang động Daoxian, tỉnh Hồ Nam có niên đại từ 80.000 năm đến 120.000 năm. Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học Nature hôm 14/10.
Đây được đánh giá là phát hiện quan trọng, vì nó đang thách thức quan niệm trước đây về nguồn gốc của con người tại các châu lục. Theo đó, những kết quả nghiên cứu từng công bố cho rằng con người bắt đầu tỏa đi khắp nơi từ nguồn gốc châu Phi trong làn sóng di cư duy nhất trong khoảng 50.000 đến 70.000 năm trước.
Ông Liu Wu, nhà nghiên cứu chủ trì cuộc khảo cổ này, nói dù không xác định được chủ nhân của những chiếc răng này đến từ châu Phi hay Trung Quốc, nhưng ông sẽ ủng hộ ý kiến cho rằng một nhóm người hiện đại đã có quá trình phát triển riêng biệt ở châu Á.
Bà Maria Martinon-Torres, một nhà nghiên cứu khác, đồng dẫn đầu lần khảo cổ với ông Liu Wu cũng bày tỏ quan điểm là cần xem lại những kết quả suy đoán trước đây về nguồn gốc loài người ở châu Á.
“Điều này có ý nghĩa gì? Một số người rõ ràng phải xem xét lại những kết quả cũ. Có lẽ không chỉ có duy nhất một đợt di cư từ châu Phi mà dường như cũng còn nhiều thứ bên ngoài châu Phi nữa”, bà Martinon-Torres cho biết.
Nghiên cứu này cũng đồng thời mang tới nhiều câu hỏi hóc búa; như: việc tại sao con người lại xuất hiện ở châu Á sớm hơn châu Âu - nơi hóa thạch cổ nhất tìm thấy cũng chỉ có niên đại 45.000 năm?
Những phát hiện mới
Những chiếc răng được tìm thấy trong khu vực hang động cùng với những phần còn lại của động vật có vú, bao gồm một con gấu trúc khổng lồ đã tuyệt chủng và các loài động vật khác. Tuy vậy, trong hang động không có công cụ bằng đá nào.
Phát hiện mới về những chiếc răng thách thức các quan niệm cũ về tổ tiên người châu Á
Phát hiện mới về những chiếc răng thách thức các quan niệm cũ về tổ tiên người châu Á
Các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới cho rằng những người này đã không sống trong hang, và những chiếc răng có thể đã được những kẻ săn mồi hoặc động vật săn mồi bỏ lại.
Một điểm khác lạ nữa là tình trạng… sâu răng. Chuyên gia về tiến hóa răng của con người, Shara Bailey của Trường đại học New York (Mỹ), nói rằng một số chiếc răng bị sâu trong đợt tìm kiếm này là điều bất thường. Sâu răng không phổ biến trong đời sống loài người kể từ khi con người thay đổi chế độ ăn uống khoảng 10.000 năm trước, theo hãng tin AP.
Clip có thể bạn quan tâm:
- Video: 'Rùng mình' về con người thật của Khang Hy. Nguồn: Cổ Sử Trung Hoa.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm