Phát hiện cái nôi của nhân loại tại phía nam châu Phi
Ở khu vực phía nam lưu vực sông Greater Zambezi, bao gồm phía bắc Botswana và một phần của Namibia và Zimbabwe, tổ tiên của (Homo sapiens) đã hình thành từ 200.000 năm trước, các nhà nghiên cứu cho biết.
Nghiên cứu mới được công bố hôm thứ Hai trên tạp chí Nature, cho thấy tổ tiên của loài người hiện đại đã sinh sống tại đây được 70.000 năm trước khi biến đổi khí hậu buộc họ di cư ra khỏi châu Phi và cuối cùng là lan ra toàn cầu.
Trước đây, một số bằng chứng hóa thạch đã cho rằng con người hiện đại có nguồn gốc từ miền đông . Bằng chứng DNA lại chỉ ra rằng cái nôi của loài người lại là ở miền nam châu Phi, nơi Botswana tọa lạc.
Vanessa Hayes từ Viện nghiên cứu y khoa Garvan và Đại học Sydney (Australia) và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Đã có thời gian rõ ràng rằng con người hiện đại về mặt giải phẫu xuất hiện ở châu Phi khoảng 200.000 năm trước. Điều gây tranh cãi từ lâu là vị trí chính xác của cái nôi nhân loại và sự phân tán của tổ tiên chúng ta".
"Chúng tôi đã có thể xác định chính xác quê hương của loài người", bà Hayes cho biết.
Để tìm hiểu về 100.000 năm đầu tiên của loài người hiện đại, các nhà nghiên cứu đã sử dụng ADN để ghép lại các mảnh vỡ quá khứ.
"ADN hoạt động giống như một mắt xích thời gian của tổ tiên chúng ta, tích lũy những thay đổi từ từ qua các thế hệ", bà Hayes nói. "So sánh mã ADN hoàn chỉnh từ các cá nhân khác nhau cung cấp thông tin về mức độ liên quan của chúng".
Điều này cung cấp một danh mục gồm hơn 1.000 mẫu ADN bao gồm dòng Lineage (dòng dõi) 0 - quần thể người hiện đại được biết đến sớm nhất. Các mẫu cũng giúp các nhà nghiên cứu tìm ra các nhánh phụ hiếm và mới của dòng dõi này.
Eva Chan, tác giả nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi đã hợp nhất 198 nhóm ADN mới, quý hiếm vào cơ sở dữ liệu hiện tại về dòng dõi L0. Điều này cho phép chúng tôi tinh chỉnh sơ đồ tiến hóa của các nhánh loài người".
Khi thiết lập dòng thời gian của dòng L0, các nhà nghiên cứu có thể lần ra văn hóa, địa lý và ngôn ngữ của các nhánh con. Từ đó nhóm các nhà khoa học đã lần ra địa điểm gốc - nơi khởi sinh của văn minh loài người: Vùng đất ngập nước Makgadikgadi-Okavango ở miền nam châu Phi.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu khu vực này, phân tích hóa thạch và địa chất. Họ phát hiện ra rằng nơi đây từng có hệ thống hồ lớn nhất ở châu Phi, gấp đôi diện tích của hồ Victoria. Khoảng 200.000 năm trước, hệ thống hồ khổng lồ đó bắt đầu biến mất.
Andy Moore, đồng tác giả nghiên cứu và nhà địa chất học của Đại học Rhodes, Mỹ cho biết: "Trước khi con người hiện đại xuất hiện, hồ nước này dần cạn kiệt do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo cơ bản. Điều này sẽ tạo ra một vùng đất ngập nước rộng lớn, được biết đến là một trong những hệ sinh thái cho năng suất cao nhất để duy trì sự sống."
Các vùng đất ngập nước tạo ra một môi trường ổn định, cung cấp mọi thứ con người cổ đại cần để tồn tại. Môi trường này đã bền vững trong 70.000 năm trước khi mọi thứ bắt đầu thay đổi một lần nữa, theo nghiên cứu.
"Chúng tôi đã quan sát thấy sự khác biệt di truyền đáng kể trong các dòng dõi sớm nhất của con người hiện đại cho thấy tổ tiên của chúng ta đã di cư ra khỏi quê hương từ 130.000 đến 110.000 năm trước.
Những người di cư đầu tiên mạo hiểm đi về phía đông bắc, theo sau là một làn sóng di cư thứ hai đi về phía tây nam. Những người còn lại vẫn ở quê nhà cho đến ngày hôm nay. Trái ngược với những người di cư ở phía đông bắc, các nhà thám hiểm tây nam lại phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng dân số ổn định", bà Hayes cho biết.
"Ở phía tây nam, tổ tiên của chúng ta phải thích nghi với việc tìm kiếm thức ăn và sử dụng các tài nguyên được tìm thấy trong môi trường biển và có vẻ như họ đã làm rất thành công", bà Hayes nói.
Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng khảo cổ học bắt nguồn từ điểm cực nam của châu Phi để hỗ trợ cho phát hiện của họ, ngoài ra họ cũng điều tra cách khí hậu thay đổi và vai trò của nó trong việc thúc đẩy con người sớm di cư. Họ đã mô phỏng và mô hình hóa khí hậu của Nam Phi đã thay đổi như thế nào trong 250.000 năm qua.
Axel Timmermann, đồng tác giả nghiên cứu và là giám đốc của Trung tâm Vật lý khí hậu IBS tại Đại học Quốc gia Busan, Hàn Quốc cho biết: "Mô phỏng của chúng tôi cho thấy sự rung lắc chậm của trục Trái đất làm thay đổi bức xạ mặt trời mùa hè ở Nam bán cầu, dẫn đến sự thay đổi định kỳ về lượng mưa trên khắp miền nam châu Phi".
"Những sự dịch chuyển trong khí hậu này sẽ mở ra những hành lang xanh,, lần đầu tiên cách đây 130.000 năm về phía đông bắc, và sau đó khoảng 110.000 năm trước về phía tây nam, cho phép tổ tiên của chúng ta di cư khỏi quê hương gốc", ông Timmermann cho biết.
Độ ẩm tăng lên, khiến những địa điểm nơi con người đi qua đều có thảm thực vật tươi tốt. Những cuộc di cư sớm này đã mở đường cho con người hiện đại phân tán khỏi Châu Phi và cuối cùng định cư trên khắp thế giới.
Bây giờ, khu vực từng tràn ngập nước lại là một sa mạc. Nhưng vẫn có những người bám trụ ở đó và đang thay nhau bảo vệ cái nôi của nhân loại.
"Những người ở lại cuối cùng đã thích nghi với các vùng đất khô cằn này, con cháu của họ có thể được tìm thấy ở khu vực hoang mạc Kalahari hiện nay", bà Hayes nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài vật vừa mới được phát hiện ở Việt Nam, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Cô gái 20 tuổi gốc Ấn Độ lấy cùng lúc 5 anh em: Gia đình một vợ và 5 chồng, 6 người hiện nay ra sao?
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
Một người nông dân lên núi đào măng, tìm thấy hai 'quả trứng đẫm máu', các chuyên gia xem xong phán: Trị giá hơn 2,8 tỷ đồng
Ông lão lên núi nhặt được một tảng 'đá thịt lợn' lớn, có người ra giá hơn 350 triệu không bán, kết quả thẩm định 'báu vật' này là gì?
Trong 'Tây Du Ký', vì sao khắp Tam giới không ai dám giết Tôn Ngộ Không? Câu trả lời hiện rõ trên tảng đá nơi hắn sinh ra