Phát hiện hóa thạch thực vật lâu đời nhất thế giới niên đại 1,6 tỉ năm
Loài cá kì lạ chuyên 'ở trọ' trong... hậu môn hải sâm / Bí ẩn gây 'sốc' về 'ngôi mộ máu' của Bàng Thống khiến kẻ trộm mộ ngàn năm không dám đụng đến
Đây có thể là loài thực vật xuất hiện sớm nhất trên Trái Đất, theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí PLOS Biology cho biết. Phát hiện này có thể buộc các nhà khoa học phải xác định lại thời gian sự sống của thực vật hình thành lần đầu tiên trên Trái Đất.
Các nhà nghiên cứu đã mô tả loại hóa thạch có hình dạng rất nhỏ và phân chia thành nhiều ngăn này giống như 2 loài tảo đỏ, một loại giống như sợi còn loại còn lại có dạng phình ra, thường sống ở vùng biển cạn cùng các loại vi khuẩn khác. Cho tới hiện tại, dạng thực vật lâu đời nhất từng được biết là mẫu hóa thạch tảo đỏ có niên đại 1,2 tỉ năm được phát hiện ở cực Bắc của Canada.
Các nhà nghiên cứu cho biết cấu trúc tế bào được bảo quản trong các mẫu hóa thạch này tương tự tảo đỏ - một loại thực vật nguyên thủy tồn tại đến tận ngày nay và phát triển mạnh mẽ trong môi trường biển như những rạn san hô đồng thời cũng có thể tìm thấy trong môi trường nước ngọt. Loài tảo đỏ có tên Nori là một loại nguyên liệu làm sushi phổ biến ngày nay.
"Chúng ta dường như đã có sushi cách đây 1,6 tỷ năm", nhà địa sinh học Therese Sallstedt thuộc Viện nghiên cứu Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển cho biết.
Trái Đất hình thành cách đây khoảng 4,5 tỷ năm trước. Có bằng chứng cho thấy sự sống xuất hiện lần đầu tiên dưới dạng các vi khuẩn biển vào khoảng 3,7 đến 4,2 tỷ năm trước. Ít lâu sau đó là thực vật và tiếp đến là động vật xuất hiện ở các vùng biển.
Sallstedt nói: “Thực vật đóng vai trò quan trọng đối với sự sống trên trái đất, và chúng tôi đã chỉ ra được chúng xuất hiện sớm hơn nhiều so với những gì chúng ta biết, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự đánh giá của chúng ta về thời gian các dạng sống cao cấp xuất hiện trong bối cảnh tiến hóa”.
Các hóa thạch được tìm thấy trong lớp đá trầm tích ở Chitrakoot thuộc miền trung Ấn Độ. Mẫu hóa thạch dạng sợi mang đặc điểm của các tế bào quang hợp được thực vật sử dụng để chuyển hóa ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học. Oxy là sản phẩm phụ của quá trình quang hợp và sự ra đời của các loại thực vật đã cung cấp oxy cho bầu khí quyển. Các hóa thạch cũng chứa các cấu trúc trung tâm của các vách tế bào đặc trưng ở loài tảo đỏ.
Nhà cổ sinh vật học thuộc Viện Nghiên cứu Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển, Stefan Bengtson - người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết, vào thời điểm đó bề mặt đất của Trái Đất phần lớn là cằn cỗi, sự sống chủ yếu thuộc về các loài vi trùng, mức oxy trong khí quyển chỉ bằng 1-10% bây giờ.
Cácmẫu hóa thạch này cũng được cho là cơ quan đa bào lâu đời nhất từng được biết đến với tên gọi “tế bào nhân chuẩn” cấu thành nên thực vật, nấm và động vật, cho thấy sự sống đã phát triển sớm hơn nhiều so với những giả định trước đây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Người đàn ông dùng tay không bắt trăn anaconda và cái kết gây 'sốc'
Khám phá cây điều lớn nhất thế giới bao phủ diện tích hơn 8.000 m2
CLIP: Sư tử liều lĩnh săn voi rừng và cái kết khiến nhiều người 'sốc'
Võ sư huyền thoại giới võ lâm Việt Nam: Được mệnh danh ‘anh hùng xạ điêu’, có đệ tử bẻ gãy cổ hổ
Danh tính anh hùng Việt Nam duy nhất được đặt tên đường khi còn sống, từng chặt đứt cánh tay phá đồn địch
CLIP: Trâu rừng hóa thân hành 'kẻ đi săn', sư tử phải 'nếm trái đắng'