Khám phá

Phát hiện loài mực đỏ phát quang siêu kì dị

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài mực mới sống ở những ngọn núi dưới đáy biển Nam Ấn Độ Dương. Hình dáng kì lạ và có phần kì dị của loài mực này là một minh chứng mới cho sự phong phú của các loài động vật trong tự nhiên.

Mực khổng lồ dài 3 mét dạt vào bờ biển Nhật Bản / CLIP: Cảnh tượng đàn mực Humboldt đi săn làm người xem thích thú

Con mực được phát hiện dài khoảng 70 cm (28 inch) với màu đỏ nâu toàn thân. Đặc biệt, chúng có những chiếc xúc tu dài và to. Theo các nhà khoa học, loài mực mới này thuộc về nhóm Chiroteuthidae, một nhóm mực có thân mảnh dài và có khả năng phát quang.

National dẫn lời Alex Rogers, nhà bảo tồn sinh học, Đại học Oxford ở Anh nói: “Loài mực này có khả năng phát quang (tạo ra ánh sánh) để thu hút con mồi, bao gồm các loài cá nhỏ hoặc động vật giáp xác”.

Con mực kì dị phát quang mà các nhà khoa học đã phát hiện ra. Ảnh: National Geographic.com

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, đây là một trong hơn 70 loài mực ống được phát hiện trong một cuộc nghiên cứu động vật biển bắt đầu từ tháng 9/2009. Tuy nhiên, chỉ có loài mực đỏ kì dị này và một số ít loài khác được xem là loài hoàn toàn mới tìm ra.

Các nhà khoa học cũng hi vọng sẽ tiếp tục tìm thấy được nhiều loài động vật mới hơn nữa trong cuộc nghiên cứu về động vật sống ở những ngọn núi dưới đáy đại dương.

Theo các nhà khoa học ước tính thì có hang chục ngàn đến hàng trăm ngàn ngọn núi ngầm dưới đáy đại dương trên toàn thế giới. Đây cũng chính là môi trường cư trú của rất nhiều các loài động vật khác nhau.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm