Phát hiện ngôi mộ cổ có bánh sủi cảo nghìn năm tuổi không hề thối rữa, đây là lý do
CLIP: Hổ dữ thể hiện sức mạnh đáng sợ, ngang nhiên hạ sát bò tót giữa vòng vây của ‘những gã khổng lồ’ nặng hơn 1 tấn / Loài ‘quái vật khủng bố’ 518 triệu năm tuổi có vẻ ngoài đáng sợ, săn mồi nhanh như chớp
Theo "CCTV News", năm 1959, các nhà khảo cổ học ở Tân Cương, Trung Quốc đã khai quật được một số bánh sủi cảo từ một ngôi mộ thời nhà Đường ở thành phố Turpan.
Điều kỳ diệu là những chiếc bánh sủi cảo này đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử mà không bị hỏng, từ hình dáng và màu sắc của chúng vẫn được bảo quản tốt. Bánh sủi cảo là món ăn phổ biến rất thịnh hành ở thời phong kiến Trung Quốc. Thậm chí, món bánh sủi cảo còn "phủ sóng" rộng rãi ở Tây Vực. Trong ngôi mộ cổ thời nhà Đường, ngoài bánh sủi cảo, các món bánh khác cũng được sắp xếp rất tỷ mỉ như bánh trung thu, bánh ngọt và các món bánh tráng miệng khác cũng được khai quật từ các ngôi mộ thời nhà Đường ở A Tư Tháp Na Đường mộ.Tuy nhiên, tới tới cuối tháng 12/2023, hình ảnh đầu tiên về những chiếc bánh sủi cảo nghìn năm tuổi này mới được công bố tới công chúng.
Bên cạnh đó, các chuyên gia còn tìm thấy nhiều món điểm tâm thời bấy giờ như hoành thánh, chả giò, bánh kếp và các món ăn khác. Điều này cho thấy sự phát triển của văn hóa ẩm thực thời nhà Đường và sự thịnh vượng của con đường tơ lụa một thời.
Điều kỳ diệu là dù những chiếc bánh sủi cảo và các món ăn này dù bị chôn vùi dưới lòng đất hàng nghìn năm nhưng vẫn không có dấu hiệu bị hỏng. Thậm chí, chúng còn rất nguyên vẹn. Điều này khiến nhiều nhà nghiên cứu tò mò.
Sau khi làm xét nghiệm và nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện nguyên nhân khiến những chiếc bánh sủi cảo vẫn còn vẹn nguyên, không bị hư hỏng là do khí hậu của thành phố Turpan. Báo cáo cho biết, do thời tiết nắng nóng và hạn hán kéo dài ở Turpan khiến sợi mì và các loại bánh làm từ bột bị mất nước một cách nhanh chóng. Sau khi bị chôn vùi dưới lòng đất, kết hợp với thời tiết khô hạn kéo dài vô tình giúp những chiếc bánh sủi cảo này được bảo tồn một cách nguyên vẹn cho tới ngày nay.
Có thể thấy, dù đã trải qua hàng ngàn năm nhưng màu sắc của những chiếc bánh sủi cảo này vẫn được giữ vẹn nguyên.
Bánh sủi cảo (Jiaozi) vốn có lịch sử từ lâu đời. Theo ghi chép cổ xưa và các di tích văn hóa được khai quật, bánh sủi cảo đã trở thành một trong những món ngon được người dân yêu thích ít nhất là từ cuối thời nhà Hán. Theo truyền thuyết, bánh sủi cảo do một thầy thuốc Trương Trọng Cảnh phát minh ra. Trong một mùa đông lạnh giá thời Đông Hán, thấy tai của nhiều người dân nghèo đỏ bừng vì lạnh cóng, lại thêm bùng phát dịch sốt, Trương Trọng Cảnh bèn nghĩ ra một món ăn vừa chống rét vừa có thể bổ sung các thành phần thảo dược vào bên trong để hạ cơn sốt.
Nghĩ là làm, ông bèn nấu thịt cừu, băm nhỏ và hòa trộn với các loại thảo mộc thanh nhiệt làm nhân bánh, gói nó trong một lớp bột gạo mềm. Những chiếc bánh này có tạo hình giống đôi tai.
Sau đó, bánh đem hấp chín, vớt ra cho vào với canh ăn. Vì những chiếc bánh này có hình giống đôi tai nên nhiều người gọi là Jiaozi hoặc jiao. Khi đó, người dân ăn bánh sủi cao từ ngày đông chí cho đến Tết Nguyên đán, sức khỏe dần được cải thiện. Sau này, những chiếc bánh sủi cảo được mô phỏng hình dáng của đôi tai để tưởng nhớ công lao của Trương Trọng Cảnh.
- Video: Khám phá sự hùng vĩ của kim tự tháp Giza. Nguồn: Drone Snap.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 'Đơn thương độc mã', linh cẩu 'tung chiêu độc' hạ gục linh dương trong vòng '1 nốt nhạc'
CLIP: Cả gan trộm đồ ăn của sư tử, linh cẩu nhận cái kết thê thảm
Đi câu cá, người đàn ông ‘sốc’ khi thấy ‘thủy quái’ hình thù kì dị, người dân địa phương cũng không hề biết
CLIP: Vừa thoát khỏi hàm răng sắc nhọn của cá sấu, ngựa vằn lại gặp phải bầy sư tử vài cái kết
CLIP: Thấy con nhỏ bị đàn xư tử tấn công, trâu rừng mẹ dũng cảm lao vào truy sát kẻ đi săn và cái kết mỹ mãn
Tiết lộ ốc đảo giữa sa mạc lớn nhất châu Á: Tồn tại khoảng 2.000 năm, được mệnh danh ‘thiên đường’