Phát hiện "quái vật ngư lôi" nửa tỉ năm tuổi ở Mỹ
Bốn sinh vật quấn nhau "hóa đá" 38 triệu năm: Loài mới lộ diện / 2 bí ẩn chưa được giải mã trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, các chuyên gia khảo cổ cũng phải ‘bó tay’
Theo Sci-News, hóa thạch gây kinh ngạc của loài quái vật nửa tỉ năm tuổi đã được tìm thấy từ hệ tầng Marjum thuộc dãy núi House Range phía Tây bang Utah - Mỹ.
Nó vừa được các nhà khoa học đặt tên là Nuucichthys rhynchocephalus.
Với niên đại lên đến 500-505 triệu năm, nó thuộc về lớp quái vật kỳ dị, phong phú của thời kỳ bùng nổ sinh học kỷ Cambri, đánh dấu một bước nhảy vọt trong sự tiến hóa của động vật trên Trái Đất.
Ngay trước kỷ Cambri, động vật của Trái Đất mới chỉ là những cá thể đa bào sơ khai, nghèo nàn về loài và hình thái.
Để rồi trong thời kỳ này, tất cả đột ngột tiến hóa nhanh chóng thành một lớp quái vật muôn hình vạn trạng, gia tăng mạnh về dân số lẫn sự đa dạng.
Tuy hầu hết chúng đã tuyệt chủng sau đó, nhưng vẫn là những loài đã đặt nền móng cho thế giới động vật sau này.
Nuucichthys rhynchocephalus càng quý giá vô song đối với ngành cổ sinh vật học, bởi nó là một trong 4 đại diện hiếm hoi cho tổ tiên của động vật có xương sống thời kỳ này từng được phát hiện trên thế giới.
Động vật có xương sống ngày nay bao gồm cá, động vật lưỡng cư, bò sát, chim, thú - tức bao gồm cả chúng ta.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi các nhà cổ sinh vật học Rudy Lerosey-Aubril và Javier Ortega-Hernández từ Đại học Harvard (Mỹ) cho biết: “Động vật có xương sống ban đầu bắt đầu có đôi mắt to và một loạt các khối cơ mà chúng ta gọi là myotome, đặc điểm thể hiện rất rõ trong hóa thạch này".
Loài mới này cũng có thân hình giống như một quả ngư lôi, về cơ bản có nhiều điểm tương đồng với cá ấu trùng - ví dụ một khoang giống như hệ thống mang thô sơ - nhưng không có vây và do đó có khả năng bơi hạn chế.
Nhưng theo TS Lerosey-Aubriltất cả những đặc điểm này rõ ràng chỉ ra một số mối quan hệ với động vật có xương sống, mặc dù loài sơ khai này vẫn chưa thực sự phát triển xương.
Các tác giả suy đoán rằng Nuucichthys rhynchocephalus có khả năng sống ở tầng nước cao của đại dương.
Vì lý do này và vì chúng không có các bộ phận khoáng hóa sinh học như xương hoặc vỏ nên chúng đặc biệt dễ bị phân hủy và thối rữa nhanh chóng sau khi chết, điều này giải thích tại sao chúng rất hiếm khi bị hóa thạch.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Royal Society Open Science.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Khi Gia Cát Lượng qua đời, cả Thục Hán đau buồn để tang, duy chỉ duy nhất 1 kẻ ăn mừng, thân thế mới gây bất ngờ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm