Phát hiện sốc về 'cá mập bay' thời tiền sử
Những hiện tượng kỳ lạ trên thế giới thách thức các nhà khoa học / Cảnh đẹp ấn tượng của thế giới nhìn từ trên cao
Các nhà khoa học đến từ đại học Nam California đã nghiên cứu những mảnh xương răng được lưu giữ tại bảo tàng lịch sử tự nhiên LA County (Mỹ) và đưa ra góc nhìn hiếm hoi về thói quen săn mồi của cá mập thời tiền sử.
“Hiểu về hệ sinh thái của những loại động vật này sẽ là bước quan trọng để nghiên cứu sự sống trên Trái đất qua thời gian. Loài cá mập hiện nay vẫn thường nhảy lên tấn công chim biển. Đó là thói quen mới đây hay đã có từ hàng triệu năm trước? Câu trả lời mà chúng tôi vừa biết đó là cách đây 80 triệu năm, cá mập thời tiền sử cũng đã có những cú bay tuyệt hảo khi săn mồi”, Michael Habib, giáo sư tại đại học Nam California, chia sẻ với USC News.
Mẫu răng hóa thạch được khai quật vào thập niên 60 của thế kỷ 20 và được lưu giữ trong bảo tàng trước khi được nghiên cứu sâu.
Các nhà khoa học phát hiện răng của Cretoxyrhina - loài cá mập thời tiền sử hung dữ - mắc kẹt giữa các lằn ở đốt sống cổ của loài thằn lằn sấm Pteranodon. Điều này cho thấy đây là một cú đớp cực mạnh của “sát thủ đại dương” thời tiền sử.
Thằn lằn sấm Pteranodon là loài thống trị bầu trời với sải cánh trung bình khoảng 5,4 m. Nếu không có một cú “bay” cực mạnh, cá mập Cretoxyrhina không thể đớp được con mồi thống lĩnh khoảng không như Pteranodon.
Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy cuộc tấn công của cá mập thời tiền sử với thằn lằn bay.
Khi các nhà nghiên cứu chưa biết rõ cách thức tấn công của cá mập thời tiền sử, một giả thuyết được đưa ra là cá mập đớp thằn lằn sấm khi chúng chao liệng trên mặt nước để săn cá.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý