Quân sư giỏi nhất Tam Quốc: Mưu trí hơn Khổng Minh nhưng bị La Quán Trung ‘dìm hàng’, Quan Vũ khinh thường
Tướng duy nhất trong Tam Quốc được La Quán Trung ví như hổ, tài giỏi nhưng cả đời bị Lưu Bị phớt lờ / Mãnh tướng bí ẩn nhất thời Tam Quốc: Địa vị cao hơn Quan Vũ nhưng không một sử gia nào dám nhắc đến
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, La Quán Trung tạo dựng hình ảnh Gia Cát Lượng là người đã đặt nền móng cho sự hình thành cục diện chân vạc. Thế nhưng, thực tế thì ở phía Đông Ngô cũng đã có người đưa ra sách lược như Gia Cát Lượng. Người này được đánh giá tài trí, có khả năng thương thuyết không thua gì bậc quân sư nào. Ông chính là Lỗ Túc (172 – 217).
Lỗ Túc tự là Tử Kính, một nhà quân sự dưới trướng Tôn Quyền cuối thời Đông Hán. Lỗ Túc được các sử gia đánh giá rất cao, nhưng lại có phần bị “hạ thấp” dưới ngòi bút của La Quán Trung. Ông chỉ như một nhân vật phụ, làm nổi bật hơn tài trí của Chu Du và Gia Cát Lượng lúc bấy giờ.
Lỗ Túc tự là Tử Kính, một nhà quân sự dưới trướng Tôn Quyền cuối thời Đông Hán.
Tam Quốc Diễn Nghĩa có điển tích “Tam cố thảo lư”, kể về việc Lưu Bị 3 lần đến lều cỏ của Gia Cát Lượng để mong gặp xin kế sách. Lần thứ 3 ghé thăm Lưu Bị mới được đối phương chỉ có “Long Trung đối sách”, chiến lược được đánh giá là nền tảng quan trọng để tranh bá thiên hạ sau này.
Gia Cát Lượng khi đó nhận định, Tào Tháo và Tôn Quyền là 2 thế lực mạnh và ổn định nhất. Lưu Bị nếu muốn xây quyền lực chỉ có thể chiếm Kinh Châu và Ích Châu. Sau đó xây dựng lãnh thổ, quân đội, phía bắc địch Tào Tháo, phía đông hòa Tôn Quyền để chờ thiên hạ có biến thì xua quân tiêu diệt cả 2 thế lực này, thống nhất Trung Quốc.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, “Tam cố thảo lư” diễn ra vào năm 208. Nhưng trước đó 7 năm, Lỗ Túc đã trình bày kế sách tương tự “Long trung đối sách” với Tôn Quyền. Chính sử chép lại, Lỗ Túc là nhân vật xuất chúng, con nhà hào môn. Ông tính tình nghiêm khắc, không mê vật chất và sống rất giản dị. Với tầm nhìn xa trông rộng, nhà chính trị gia này được coi là trí giả bậc nhất Đông Ngô lúc bấy giờ.
Năm 198, Lỗ Túc đã gặp và kết giao bằng hữu với Chu Du. Bấy giờ Chu Du tình hình kinh tế khó khăn, ông đã đưa phân nửa lương thực đến tặng cho đối phương. Về sau Chu Du thuyết phục Lỗ Túc bỏ Viên Thuật để phò trợ Tôn Sách. Khi Tôn Sách qua đời, Tôn Quyền lên thay (năm 200). Ngay lần đầu gặp, Lỗ Túc đã gây ấn tượng với vị chủ quân mới này. Cả hai từng đàm đạo về chuyện thiên hạ, cũng trong 1 lần đàm đạo, sách lược “Long trung đối sách” được đưa ra.
Lỗ Túc cho rằng Tôn Quyền nên củng cố sức mạnh ở Giang Đông, sau đó tấn công Lưu Biểu, chiếm Kinh Châu. Tiếp đó, Tôn Quyền xưng đế rồi mang quân Bắc tiến, chiếm toàn bộ Trung Nguyên và thống nhất thiên hạ.
Sách lược này không khác so với Gia Cát Lượng bởi đều dự đoán về thế chân vạc. Kế hoạch của họ cũng đều xoay quanh 3 thế lực chính: Tào, Lưu, Tôn. Nhưng khi Lỗ Túc nói về chuyện đó, Lưqu Bị còn chưa đến Kinh Châu, điều đó cho thấy ông đã sớm nhận định được tào Tháo là kẻ mạnh nhất, liên minh Tôn – Lưu là điều bắt buộc.
Trận Xích Bích nổi tiếng có trích đoạn cho thấy rõ việc Lỗ Túc chịu nhiều ấm ức, đặc biệt là với Quan Vũ. Trong buổi họp giữa các tướng lĩnh bàn chiến thuật, Quan Vũ bước vào đầy khí thế, ánh mắt nhìn thẳng vào Lỗ Túc, tỏ vẻ khinh thường. Quan Vũ cho rằng đối phương chỉ là một thư sinh, không cùng đẳng cấp với mình và những tướng lĩnh còn lại. Rất bình tĩnh, Lỗ Túc đáp: “Trí tuệ tốt hơn vũ lực”. Và sau đó vị quân sư này đã thay đổi được cách nhìn của đối phương về mình, từ hung dữ chuyển sang trịnh trọng và chấp nhận. Vị mãnh tướng không thể phủ nhận, cuộc chiến phía trước bắt buộc phải có những người khôn ngoan và mưu trí như Lỗ Túc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán