Khám phá

Rắn hổ mang "mặt cười" xuất hiện ở Ấn Độ

Rắn hổ mang có khuôn mặt cười trên lưng thuộc sở hữu của một người dân Ấn Độ đang gây xôn xao.

Sửng sốt phát hiện đầu người ngoài hành tinh trong hang sao Hỏa? / Đôi chân dài "cứu cánh" hươu cao cổ thoát khỏi sư tử

Rắn hổ mang có mặt cười trên lưng ở làng Gauriganj, Ấn Độ

Theo Dailymail, ngôi làng Gauriganj có truyền thống nuôi rắn ở miền bắc Ấn Độ. Chú rắn hổ mang có mặt cười trên lưng thuộc sở hữu của một người điều khiển rắn chuyên nghiệp.

Có người còn đặt tên cho rắn là Hạnh phúc. Hoa văn kỳ lạ trên lưng rắn hình thành một cách hoàn toàn tự nhiên.

Làng Gauriganj nuôi rất nhiều rắn kể cả các loài rắn độc. Rắn được coi là loài vật thiêng liêng và người dân cũng kiếm sống bằng nghề điểu khiển rắn.

Thậm chí, vai trò của các gia đình trong làng cũng phụ thuộc vào số lượng rắn sở hữu, bao gồm cả những loài rắn độc nhất.

Ông Uttam Nath, 44 tuổi, cho biết truyền thống của dân làng là giúp cho trẻ em làm quen với rắn càng sớm càng tốt.

Rắn hổ mang "mặt cười" xuất hiện ở Ấn Độ - 2

Ông nói: "Trẻ được huấn luyện từ lúc lên 2 tuổi. Chúng được học cách điều khiển rắn để đến khi lớn chúng nắm rõ được thói quen, nguyên tắc của loài động vật này".

Ở ngôi làng này, con trai lên 10 tuổi đã có thể biểu diễn điều khiển rắn bằng sáo để kiếm tiền.

Phụ nữ trong làng cũng không hề sợ rắn. Khi người đàn ông vắng nhà, họ là những người chăm sóc rắn. Người dân làng Gauriganj còn biết cách trị độc và cứu người bị rắn cắn bằng phương pháp tự nhiên.

Rắn hổ mang "mặt cười" xuất hiện ở Ấn Độ - 3

Ông Nath chia sẻ: "Điều khiển rắn là tất cả những gì chúng tôi học được trong nhiều thế kỷ qua, một cách hoàn toàn chuyên nghiệp. Đây là nghệ thuật từ xa xưa, tuy nhiên trẻ em trong làng ngoài học điều khiển rắn vẫn cần đến trường để có nghề nghiệp, cuộc sống tốt hơn nữa".

Kumati Devo, 38 tuổi, người bắt đầu điều khiển rắn từ khi lên 5 tuổi, chia sẻ: "Rắn gắn liền với tuổi thơ của chúng tôi nhưng tôi cũng không chắc chắn được sẽ sống bằng nghề này trong bao lâu".

Cô cũng cho biết thêm ngày nay, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và quy định về thú nuôi cũng trở nên nghiêm ngặt, khiến số lượng rắn giảm dần, đe dọa đến nét văn hóa truyền thống của làng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm