Khám phá

Rùng mình tội ác 'đốt sách, chôn nho' của Tần Thủy Hoàng

Trong thời gian cầm quyền của mình, Tần Thủy Hoàng đã thực hiện nhiều chính sách tàn bạo, mà tai tiếng bậc nhất trong số đó là chủ trương 'Đốt sách chôn nho' nhằm triệt hạ giới trí thức.

Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, Tần Thủy Hoàng (259 TCN – 210 TCN) được coi là một hoàng đế vĩ đại với công thống nhất giang sơn, đồng thời cũng là một bạo chúa với những tội ác ngàn năm không thể tha thứ.

Trong thời gian cầm quyền của mình, Tần Thủy Hoàng đã thực hiện nhiều chính sách tàn bạo, mà tai tiếng bậc nhất trong số đó là chủ trương “Đốt sách chôn nho” nhằm triệt hạ giới trí thức.

Theo đó, vào năm 213 TCN, theo đề xuất của Thừa tướng Lý Tư, Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh đốt tất cả các thi, thư, sách của bách gia và những cuốn sách, mà ông cho rằng có nội dung nguy hại với nước Tần.

Bộ Ngũ Kinh của Khổng Tử được coi là tác phẩm nguy hiểm nhất, bị tìm kiếm và đốt bỏ trên khắp cả nước.

Luật cấm sử dụng và lưu giữ sách cá nhân được ban bố, buộc người dân phải giao nộp sách cho chính quyền hoặc sẽ trở thành tội phạm nếu bị phát hiện vẫn còn cất giấu sách.

Không dừng lại ở việc đốt sách, Tần Thủy Hoàng còn ra lệnh hành hình các nho sinh bằng cách chôn sống. Cụ thể, khoảng 500 nho sinh đã bị hành hình vào khoảng năm 212 TCN.

May mắn là lệnh cấm lưu giữ và đốt sách không bao gồm kho lưu trữ của nhà Tần, do đó nhiều cuốn sách kinh điển về bói toán, dược lý, nông nghiệp và y học vẫn còn tồn tại và được lưu truyền trong lịch sử.

Đặc biệt, bộ Ngũ Kinh của Khổng Tử vẫn được lưu giữ và phát huy tầm ảnh hưởng to lớn với các triệu đại phong kiến Trung Hoa sau khi thời đại của Tần Thủy Hoàng chấm dứt.

Theo T.B/Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo