Sở hữu đãi ngộ cao ngất ngưởng vào thời cổ đại, vì sao các đao phủ thời xưa thường "ế vợ"?
Bí ẩn hoàng đế Trung Hoa thích dùng mỹ nhân để trị sốt, "chết khô" vì d.â.m loạn / Mỹ nhân thê thảm nhất thời Bắc Tề: Chết bởi một nhát dao, phi tử đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa bị Hoàng đế rút xương làm đàn tì bà
Vào thời cổ đại, một trong những hình phát thường được sử dụng nhất chính là chém đầu. Và người thi hành án phạt này khi đó được gọi là các đao phủ.
Thực tế, để có thể đảm đương được công việc nói trên, các đao phủ thời xưa phải trải qua quá trình huấn luyện hết sức nghiêm khắc và buộc phải đáp ứng được không ít các yêu cầu phức tạp.
Nhìn chung, đao phủ thời cổ đại là một nghề nghiệp mang tính chất bạo lực, hai tay nhuốm máu, người muốn theo cần có yếu tố thể chất cũng như tinh thần thuộc vào hàng cực kỳ vững chãi.
Tuy nhiên bù lại, nghề nghiệp này cũng mang tới cho giới đao phủ mức thu nhập cao ngất ngưởng. Thế nhưng ngay cả khi được hưởng đãi ngộ hậu hĩnh về mặt thu nhập, đa số họ lại đều phải sống trong cảnh cô độc tới già vì không lấy được vợ.
Theo quan điểm của Qulishi, nguyên nhân của điều này bắt nguồn từ ba lý do dưới đây.
Lý do thứ nhất: Tính chất nghề nghiệp khiến phụ nữ xa lánh
Tại Trung Hoa thời cổ đại, quan niệm trọng nam khinh nữ từ sớm đã thâm căn cố đế vào tư tưởng xã hội thời bấy giờ. Bởi vậy nên phụ nữ khi đó có địa vị rất thấp.
Cũng xuất phát từ quan điểm nói trên, đàn ông thời xưa phàm là kẻ có chút tiền bạc đều có thể dễ dàng sở hữu không ít thê thiếp, thậm chí ngay tới thái giám cũng có khi vẫn được lấy vợ.
Vậy vì sao những đao phủ với thân thể cường tráng, thu nhập hậu hĩnh lại vô duyên với hôn nhân trong bối cảnh như vậy? Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ tính chất nghề nghiệp của họ mà ra.
Trong quá trình hành nghề chém đầu, các đao phủ dần sẽ luyện thành bản lĩnh "giết người không chớp mắt" theo đúng nghĩa đen. Nghề nghiệp với tính chất bạo lực đẫm máu này sẽ khiến rất nhiều người nảy sinh thành kiến với họ, cho rằng họ đã sớm đánh mất đi nhân tính của người thường.
Không chỉ vậy, đa số các đao phủ thường sở hữu vẻ ngoài dũng mãnh, cường tráng, thậm chí có khi là bặm trợn. Điều đó cũng phần nào khiến cho các cô gái thời xưa sợ hãi và bài xích họ.
Khi cân nhắc đến chuyện thành gia lập thất với các đao phủ, những cô gái này luôn cho rằng họ đã sớm quen thói bạo lực, tính cách nóng nảy, thậm chí khi tức giận có thể lấy mạng mình mà không mảy may thương tiếc.
Xuất phát từ những thành kiến nói trên, hầu hết các cô nương thời cổ đại đều chủ động xa lánh tiếp xúc với giới đao phủ.
Nguyên nhân thứ hai: Nghề nghiệp "nửa chính nửa tà" khiến bách tính nảy sinh lòng xa cách
Tuy nói rằng tiền lương và đãi ngộ của nghề đao phủ ở thời xưa vô cùng hậu hĩnh. Thế nhưng nghề nghiệp này lại chưa bao giờ nhận được sự hoan nghênh của quần chúng.
So với những công việc thường gặp như nông dân, bán hàng rong, đao phủ bị xem là một nghề có tính phản diện. Thế nhưng nếu so với những kẻ hành ác khắp nơi như phường cướp giật, trộm cắp, nghề này lại mang tính chính diện hơn nhiều.
Có ai đó đã từng nói rằng trong lòng mỗi người đều có một cán cân. Thế nhưng vào thời xưa, hầu hết mọi người đều khó có thể cân đong đo đếm một cách công bằng để định nghĩa xem nghề đao phủ rốt cục là thiện hay ác. Vì vậy, nội tâm của họ đã theo thói quen mà xếp nghề này vào dạng "nửa chính nửa tà".
Nhìn tổng quan cuộc đời của các đao phủ thời cổ đại, họ đều đã từng chém đầu không ít người, cho nên dù bản thân không mang ác ý thì trong mắt cổ nhân vẫn bị xem là một loại tội nghiệt nặng nề.
Họ cho rằng công việc tước đoạt đi mạng sống của người khác nhất định sẽ đem tới xui xẻo, tai ương hay thậm chí là báo ứng. Vì vậy, các bậc cha mẹ thời xưa đều không có mấy ai đồng ý gả con gái mình cho các đao phủ.
Thậm chí, có lẽ các cô gái thời bấy giờ thà rằng tình nguyện gả cho một nông dân nghèo khổ cũng không muốn thành thân với một đao phủ giàu có nhưng hai tay nhuốm máu.
Nguyên nhân thứ ba: Bản thân những người trong nghề đã sớm chấp nhận sống cả đời cô độc
Thực tế, mỗi đao phủ một khi đã quyết định sẽ lấy nghề này làm kế sinh nhai đều sẽ phải cân nhắc về tương lai của mình ngay từ đầu.
Họ cũng không phải không mong ước có được một mối lương duyên, chỉ có điều chính họ cũng thản nhiên chấp nhận sự thật rằng rất có thể cả nửa đời sau cũng sẽ phải sống trong cô độc.
Bởi lẽ, đao phủ trong mắt người xưa thuộc vào dạng nghề "cả đời không ngóc đầu lên nổi". Nếu lấy vợ, sinh con, nghề nghiệp của họ sẽ ảnh hưởng tới tiền đồ của con cái.
Từ thời khắc lần đầu tiên nhấc đao lên, kết cục của họ đã được định sẵn là sẽ chìm trong bi ai. Cho nên những đao phủ ấy luôn cho rằng, chỉ nên để bản thân đeo trên lưng tiếng xấu là được, không cần liên lụy tới vợ con, càng không thể để vợ con bị người đời phỉ nhổ hay xem thường.
Đây cũng là lý do mà các đao phủ thà chấp nhận cuộc sống cô độc một mình cũng không muốn thành thân để liên lụy tới người khác.
Sống ở trên đời, phàm là nhận về nhiều bao nhiêu cũng sẽ phải bỏ ra nhiều bấy nhiêu. Cho nên các đao phủ một khi đã lựa chọn nghề nghiệp với mức đãi ngộ hậu hĩnh này thì tất nhiên cũng phải hy sinh một cái giá nhất định.
Chỉ có điều thứ mà họ phải hy sinh lại sở hữu giá trị không thể cân đong đo đếm bằng tiền bạc. Đó chính là hạnh phúc hôn nhân của cả cuộc đời mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt
Hạ Tử Vy trong 'Hoàn Châu Cách Cách' là nhân vật có thật trong lịch sử, số phận rất đặc biệt, qua đời năm 22 tuổi