Khám phá

Sự thật bất ngờ về thành phố "bốc hơi" ma quái 2.200 năm trước

Thành phố cổ ở Ai Cập đã bị bốc hơi theo đúng nghĩa đen: tất cả nước ngọt đều biến mất chỉ trong vài năm một cách ma quái, do "4 kỵ sĩ của ngày tận thế".

Khám phá những con đường đẹp bậc nhất trên thế giới / Quân Slovakia chiến đấu cho phát xít Đức rồi lại chiến đấu cho Liên Xô ra sao?

Nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi giáo sư James Harrell từ Đại học Toledo (Ohio, Mỹ) và giáo sư Marek Wozniak từ Viện Văn hoa Địa Trung Hải và Phương Đông (Warsaw, Ba Lan) đã có những phát hiện bất ngờ giúp giải mã bí ẩn xung quanh thành phố chết Berenike của Ai Cập.

Sự thật bất ngờ về thành phố bốc hơi ma quái 2.200 năm trước - Ảnh 1.

Nhóm khảo cổ tại hiện trường khai quật - Ảnh: Antiquity

Các bằng chứng để lại cho thấy thành phố được thành lập khoảng năm 275-260 trước Công Nguyên, là một thành phố cảng cực kỳ trù phú. Tuy nhiên một khoảng thời gian nào đó khoảng từ năm 220-200 trước Công Nguyên, thành phố đột nhiên bị khô cạn, khiến dân chúng phải rời đi và bỏ hoang khu định cư lộng lẫy suốt vài thế kỷ. Năm 20 trước Công Nguyên, người La Mã đến chiếm đóng, nguyên nhân khô cạn ma quái năm xưa không xuất hiện nên họ đã xây dựng lại và biến nó thành một cảng cực Nam lớn của đế chế.

Sự thật bất ngờ về thành phố bốc hơi ma quái 2.200 năm trước - Ảnh 2.

Ảnh: Antiquity

Theo Acient Origins, hiện tượng hạn hán cùng thời điểm cũng dẫn ra ở các nơi khác, gây ra cuộc nổi dậy ở Thung lũng sống Nile, khiến các vị vua Macedonian mất quyền kiểm soát Thượng Ai Cập trong 2 thập kỷ, đồng thời tuyến đường sa mạc nổi tiếng ngay Berenilke phải đóng cửa, dẫn đến cắt đứt đường nhập khẩu voi chiến.

Nhưng dựa theo các bằng chứng tìm thấy ở thành phố cổ, hạn hán thông thường do chu kỳ thời tiết không thể làm nơi này khô nhanh đến thế. Bài công bố trên Antiquity đã công bố một nguyên nhân bất ngờ khác: "4 kỵ sĩ của ngày tận thế".

Sự thật bất ngờ về thành phố bốc hơi ma quái 2.200 năm trước - Ảnh 3.

Dù người La Mã xây dựng lại nhưng bên dưới các giếng nước, bồn chứa trong khu vực vẫn còn đọng lại bằng chứng của thảm họa - Ảnh: Antiquity

 

Đó chính là biệt danh giới khoa học đặt cho 4 ngọn núi lửa mang tên Popocatépetl (phía Đông Nam Thành phố Mexico), Peleé (thuộc vòng cung núi lửa Caribe), nhóm "mái vòm dung nham Tsurimi (đảo Honshu, Nhật Bản) và Hakusan (Nhật Bản). Hoạt động của ít nhất 1 trong 4 ngọn núi lửa vào thời điểm đó đã gây ra biến đổi khí hậu nghiêm trọng, dẫn đến cơn hạn hán ma quái tại thành phố cổ này. Cho dù một số trong các núi rất xa Ai Cập, nhưng sức mạnh của chúng đủ gây ra thảm họa toàn cầu hoặc một vùng rộng hơn châu lục.

Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm kiếm bằng chứng địa chất để xác định xem ngọn núi nào trong số 4 "quái vật phun lửa" đó là nguyên nhân chính của thảm họa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm