Sự thật khó tin về Dịch cân kinh khiến nhiều người thất vọng
Sự thật bẽ bàng cái chết của đại mỹ nhân Dương Quý Phi / Bạn biết gì về “tẩu hỏa nhập ma” trong võ thuật?
Dịch cân kinh là tên gọi rút gọn củaDịch cân tẩy tủy kinh hay có nơi gọi là Đạt Ma dịch cân kinh, là một cuốn sách võ thuật dạy cách thổ nạp chân khí, nhằm cường thân kiện thể, trường sinh.
Dịch cân kinh là bí kíp quan trọng hàng đầu trong những tác phẩm kiếm hiệp của cố nhà văn Kim Dung nhưThiênlongbátbộ, Tiếu ngạo giang hồ, Lộc đỉnh ký.Nhắc đến Dịch cân kinh trong truyện Kim Dung, người ta nhớ đến chuyện Lệnh Hồ Xung (trongTiếu ngạo giang hồ) bị trọng thương chờ chết mà vẫn hồi phục nhờ Dịch cân kinh. Du Thản Chi (Thiên long bát bộ) thì vô tình tập theo Dịch cân kinh mà từ nhân vật hạng bét trong võ lâm trở thành cao thủ. Kim Dung còn cho nhân vật dùng Dịch cân kinh đẩy kịch độc băng hàn ra khỏi cơ thể, tự chữa vết thương.
Trong phim kiếm hiệp Thiếu Lâm Tự được coi là cái nôi của võ học Trung Hoa.
Theo cố nhà Kim Dung, Dịch cân kinh là một loại “thần công” do Bồ Đề Đạt Ma sáng tạo ra với uy lực vô song.
Tương truyền, để sáng tạo ra bí kíp này, người sáng lập võ Thiếu Lâm phải mất 9 năm.
Có lần, Tuệ Khả đại sư (một đệ tử của Đạt Ma) đã nhặt được bí kíp này. Khi đọc, ông chỉ thấy những từ ngữ rất uyên thâm được viết bằng tiếng Phạn nhưng không tài nào hiểu nổi, chỉ biết rằng chắc chắn đây không phải một loại sách tầm thường.
Thế rồi, vị đại sư dắt theo cuốn kinh đi khắp giang hồ để tìm bậc cao nhân giải nghĩa. Nhưng ông đi suốt 20 năm dòng mà không thể có kết quả gì.
Cho đến một ngày ông gặp nhà sư Thiên Trúc pháp hiệu Ban Thích Mật Đế trụ trì núi Nga Mi.
Dịch cân kinh được coi là “Bí kíp báu vật” của Thiếu Lâm.
Hai người lấy bí kíp ra để cùng nghiên cứu. Rốt cục sau 19 ngày, cả hai đã cùng giải mật được hết cuốn bí kíp.
Dịch cân kinh được cho là tuyệt diệu ở chỗbaoquát tất cả kinh lạc của con người, liên hệ vớitinh thần ngũ tạng. Khắp mà không tan, đi mà không dứt, khí ở trong sinh, huyết ở ngoài thân.
Luyện được rồi thì tâm động là nội lực tự phát như nước thủy triều dâng, giống như bơi thuyền trên sóng dữ, đợt sóng dâng lên hạ xuống thì thuyền lúc cao lúc thấp, không cần dùng sức.
Đây là môn luyện tập nội công chí tôn vô thượng, bởi lẽ nội công đã luyện thành thì có thể tùy tâm mà phát động.
Địch yếu hay mạnh thì ta đều dễ dàng biến đổi để giành phần hơn như con thuyền trên nước, sóng dâng thì thuyền dâng theo.
Tác giả Kim Dung mô tả rằng: “Với Dịch cân kinh, hàng trăm năm qua không phải bậc kì nhân thì không truyền thụ, mà dẫu kì nhân nhưng không gặp kì duyên thì cũng không truyền thụ.
Dù có là đệ tử xuất chúng của chính Thiếu Lâm mà không có phúc duyên thì cũng không thể truyền”.
Trong tác phẩmThiên long bát bộcủa ông, nhân vật Trang Tụ Hiền nhờ luyện Dịch cân kinh mà đẩy được kịch độc ra khỏi cơ thể rồi trở thành một cao thủ trong giới võ lâm. Còn nếu cưỡng cầu luyện có thể dẫn đến tẩu hỏa nhập ma như trường hợp của Cưu Ma Trí.
Cưu Ma Trí cưỡng cầu luyện luyện Dịch cân kinh dẫn đến tẩu hỏa nhập ma.
Sự thật khiến người yêu võ nản lòng
Qua truyền thuyết và các tác phẩm kiếm hiệp của cố nhà văn Kim Dung nhiều người tin rằng Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh (bí kíp giúp cải lão hoàn đồng). là do Bồ Đề Đạt Ma sáng tạo ra.
Những hình ảnh mô tả cách tập luyện Dịch cân kinh.
Trong khi đó, không ít ý kiến lại phản đối những học thuyết này bởi họ lý giải rằng, từ đời Đường trở về trước, chưa có tài liệu nào đủ tin cậy để chứng minh chuyện Đạt Ma truyền dạy võ công cho đệ tử.
Theo ghi chép trong Tống sử, có một cuốn Tồn tưởng pháp, một cuốn Thái tức quyết của Đạt Ma, một cuốn Đạt Ma huyết mạch luận của Huệ Khả, đều là những sách dạy về luyện khí, dưỡng thần.
Nhưng theo các nhà nghiên cứu, có khả năng những sách này là do người đời Tống tạo ra rồi gán tên cho Đạt Ma. Có một số học giả lại khẳng định bí kíp này thực chất được ra đời từ thời nhà Thanh.
Năm 1984, trong bài nghiên cứu “Võ thuật Thiếu Lâm thực chất không có liên quan gì đến Đạt Ma”, giáo sư Trương Truyền Tỉ của đại học Bắc Kinh đã bác bỏ thuyết Dịch cân kinh do Đạt Ma sáng tạo ra.
Dịch cân kinh, tác phẩm được coi là cội nguồn công phu Thiếu Lâm, thực chất là một cuốn sách rèn luyện công phu giúp lưu thông kinh mạch, cường gân tráng cốt của các chân nhân Đạo giáo.
Quan điểm này đã gây thất vọng lớn cho rất nhiều người vốn ngưỡng mộ công phu Thiếu Lâm, hoặc là những tín đồ của truyện kiếm hiệp.
Nhưng nhìn chung, Dịch cân kinh gắn với võ Thiếu Lâm vẫn là quan điểm phổ biến hơn bởi nó được coi là cơ sở để các cao tăng luyện tập 72 thứ tuyệt kỹ, khiến môn phái này trở thành võ lâm Bắc Đẩu.
Cách đây không lâu, dư luận lại tiếp tục dấy lên tranh cãi khi tìm thấy ở Tứ Xuyên một cuốn Dịch cân tẩy tủy kinh bản khắc in, trên có chữ “Nam Tống Thiếu bảo Nhạc Bằng phụng giám định bản nha tàng”.
Việc cuốn sách được khắc in cho thấy tính chính thống và tin cậy của tư liệu trên sách.
Nếu đây là đúng, thì thuyết Dịch cân kinh đã có từ đời Tống là hoàn toàn có cơ sở, cũng có nghĩa rằng, bí kíp Dịch cân kinh là hoàn toàn có thật chứ không chỉ là huyền thoại.
Sau khi đối chiếu các nguồn khác nhau, người ta đã tổng hợp được hệ thống nội công của Dịch cân kinh: Bộ này gồm 24 thức được chia ra làm 2 phần Dịch Cân và Tẩy Tủy:
12 thức Tiền bộ (Dịch Cân Kinh): là những bí quyết nhập môn, mục đích luyện là để khí và lực luôn đi đôi với nhau, làm cho tinh thần sung túc, người luyện như được hoán gân chuyển cốt vậy.
12 thức Hậu bộ (Tẩy Tủy Kinh): là những thế luyện dẫn dắt học giả đến với cảnh giới của nội công thượng thừa, tùy ý mà dẫn khí tới mọi nơi trong cơ thể mà cũng được vô bệnh, trường thọ.
Dịch cân kinh thiên về luyện khí chứ không phải các bài tập thực chiến.
Như vậy Dịch cân kinh có khả năng cực lớn chỉ là những bí quyết để luyện tập thân thể tráng kiện, thể lực dồi dào, trí lực minh mẫn, giúp tăng cường tuổi thọ.
Bí kíp này hoàn toàn không thiên về khả năng chiến đấu và khó có thể khiến người tập trở thành võ lâm cao thủ.
Ngày nay, phép chữa bệnh theo Dịch cân kinh được gọi là phất thủ liệu pháp. Đây là phương pháp khí công chữa bệnh bằng cách lắc tay đơn giản, dễ nhớ, dễ tập và có hiệu quả cao đối với nhiều bệnh mạn tính khác nhau, từ suy nhược thần kinh, hen suyễn đến bệnh tiêu hóa, tim mạch, sinh dục…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Thái Thượng Lão Quân ai mạnh hơn? Sau khi Tôn Ngộ Không thành Phật, Như Lai vô tình tiết lộ
'Sốc trước mức lương của ‘Ngũ hổ tướng’ nhà Thục Hán, thảm hại nhất là Mã Siêu
Tái tạo người phụ nữ từ mộ "ma cà rồng": Bí mật đau lòng
Tại sao người xưa lại đun sôi nước khi “sinh con”? Đọc xong bạn sẽ rất khâm phục trí tuệ của người xưa
CLIP: Cầy mangut 'đánh úp' rắn hổ mang và cái kết khiến người xem 'sốc' nặng
Mãnh tướng bí ẩn nhất thời Tam Quốc: Địa vị cao hơn Quan Vũ nhưng không một sử gia nào dám nhắc đến