Khám phá

Sự thật sốc về người đàn ông màu đỏ ở "thành phố hóa đá" 2.000 tuổi

Người đàn ông màu đỏ là một trong các nạn nhân của thảm họa núi lửa Vesuvius kinh hoàng, từng biến đô thành Pompeii, thị trấn Herculaneum và một số thị trấn lân cận khác thành "thành phố ma" trong tích tắc với những "bức tượng sống" đủ mọi tư thế.

Huyền bí cung điện bằng vàng ròng, kỳ quan tôn giáo hiếm có trên thế giới / “Điệp viên nguy hiểm nhất thế kỷ” cứu Liên Xô khỏi đòn tấn công hạt nhân như thế nào?

Theo Acient Origins, bộ hài cốt gây xúc động được tìm thấy gần các bãi biển cũ của Herculanem. Người đàn ông màu đỏ có thể là một người chạy trốn khỏi thảm họa - đã gần như trốn thoát vì đã ở sát mép biển - hoặc ngược lại là một người lính đến giải cứu người dân.

Sự thật sốc về người đàn ông màu đỏ ở thành phố hóa đá 2.000 tuổi - Ảnh 1.

Một nhà khảo cổ bên bộ hài cốt vừa lộ ra giữa lớp tro bụi cổ đại - Ảnh: ANSA

Tờ Daily Mail mô tả đó là một bộ hài cốt được nhuộm màu đỏ sậm, chính là máu của người đàn ông. Ông đã có một cái chết tích tắc: bị một mái nhà gỗ rơi phải làm vỡ hộp sọ, sau đó bị làn hơi "địa ngục" từ siêu núi lửa làm "bốc hơi" như hầu hết con người và động vật khác trên bờ biển, sau đó bọc kín ngay bằng tro bụi. Do đó máu bị khô lại, đọng trên hài cốt như một chất thuốc nhuộm đáng sợ, giữ nguyên trạng thái sau gần 2.000 năm bị chôn vùi.

Nhà nghiên cứu Francesco Sirano, Giám đốc Công viên khảo cổ Ercolano, cho biết cú ập xuống của tro bụi cũng giữ cho ông nằm nguyên vị trí như khi ngã xuống, với đầu còn hướng về phía đất liền. Các nhà khảo cổ tin rằng ông, hoặc là người biết mình không kịp thoát, đã quay lại nhìn như ngây dại dòng dung nham nhấn chìm đô thành, hoặc là người vừa bước chân lên bãi biển nhưng chưa kịp cứu ai đã rơi vào cái chết chung với người dân Herculaneum.

Sự thật sốc về người đàn ông màu đỏ ở thành phố hóa đá 2.000 tuổi - Ảnh 2.

Bàn tay trơ xương, nhuộm đỏ của người đàn ông xấu số - Ảnh: EPA

Theo ông Dario Franceschini, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Ý, người đàn ông màu đỏ đã được phát hiện thông qua quá trình khai quật nhằm tái lập vùng bờ biển chết chóc này, đã kéo dài suốt 30 năm nay. Người đàn ông được xác định khoảng 40-45 tuổi khi qua đời.

Việc nghiên cứu bộ hài cốt cũng giúp hé lộ "cánh cửa thời gian" về ngày xảy ra thảm họa. Tiến sĩ Sirano mô tả: "Đó là 1 giờ đêm, khi ngọn núi lửa phun trào pyroclastic(một luồng mạt vụn núi lửa) lần đầu tiên đến thị trấn với nhiệt độ 300-400 độ C, hoặc thậm chí là 500-700 độ. Một đám mây trắng nóng chạy về phía biển với tốc độ 100 km/giờ, dày đặc đến mức hoàn toàn không có oxy. Địa ngục này đã nuốt chửng thị trấn, làm bật gốc cây cối, thổi tung các mái nhà, quật ngã người và động vật bằng sức nóng khiến cơ thể họ bốc hơi".

 

Siêu núi lửa Vesuvius phun trào vào năm 79 sau Công Nguyên, đã nhấn chìm một vùng rộng lớn ở La Mã. Nổi tiếng nhất là đô thành Pompeii ở cực gần núi lửa, bị bao phủ trong tích tắc bởi làn tro bụi khổng lồ khiến người dân Pompeii biến thành những "bức tượng sống" với đủ tư thế: người đang ngủ, người đang làm việc, người đang chạy trốn. Trong khi đó các thị trấn xung quanh, bao gồm Herculaneum, bị tàn phá bởi luồng hơi nóng kinh hoàng, trước khi dung nham và tro bụi tiếp tục bao trùm tất cả.

Hàng thập kỷ qua, các nhà khảo cổ đã dần đưa Pompeii và các thị trấn xung quanh ra ánh sáng, với nhiều phát hiện gây kinh ngạc bởi thảm họa đã gần như bảo tồn nguyên vẹn đô thành cổ đại: những con đường lát đá thẳng tắp tuyệt đẹp, những tòa nhà với tranh tường còn nguyên sắc màu, các dịch vụ tưởng chỉ có ở thời hiện đại như quầy bán thức ăn "take away"...

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm