Khám phá

Sự thật về nghiên cứu hố đen nằm ở tâm Trái Đất

Nghiên cứu này được đăng tải trên một tạp chí khoa học, nhưng như vậy không đồng nghĩa là nó chính xác. Thậm chí, đây có thể là bài báo do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra.

Hành tinh thuộc về "thế giới bên kia" tiết lộ tương lai Trái Đất / 45 hành tinh có nước và không khí giống Trái Đất cùng "hiện hình"

"Gần đây, một số nhà khoa học của NASA đã tuyên bố rằng có thể tồn tại một hố đen ở tâm Trái Đất", bài báo kỳ lạ đăng trên Tạp chí Khoa học Y khoa Macedonian năm 2019 viết. Đây dường như là một chủ đề quá hoang đường, nhất là khi được đăng trên một tạp chí khoa học, với tác giả là 13 người ở những lĩnh vực khác nhau.

co ton tai ho den o tam trai dat? anh 1

Liệu một hố đen có thể tồn tại ở tâm Trái Đất, như bài viết đăng trên tạp chí khoa học? Ảnh: Ridddle.

Câu chuyện dần trở nên hoang đường hơn:

“Lõi Trái Đất được coi là mạng lưới thông tin viễn thông lớn nhất, giúp trao đổi sóng với tất cả các DNA và phân tử nước. DNA bên trong phần kim loại của lõi Trái Đất tạo ra một bộ mạch DNA màu đen dài gấp khoảng 109 lần so với lõi của Trái Đất.

Chúng tôi đã chỉ ra rằng bộ mạch DNA màu đen này chính là nguyên nhân gây ra nhiệt độ cao của lõi và từ trường của Trái Đất”, đoạn văn kỳ lạ này là trích đoạn một phần của nghiên cứu trên.

Rõ ràng, theo những lý thuyết khoa học phổ thông thì không thể có một hố đen tồn tại giữa tâm Trái Đất. Vậy mục đích của bài viết này là gì?

IFL Science cho biết đôi khi các nhà khoa học gửi đi những bài viết kém giá trị chỉ nhằm mục đích đảm bảo rằng hệ thống bình duyệt của họ vẫn đang hoạt động. Dù vậy, bài viết này đã được đăng tải và dường như còn nhiều điều khó hiểu từ các tác giả.

 

Một vài tác giả của bài báo này tiếp tục góp mặt trong một bài báo khoa học khác, nói về vũ trụ, phản vũ trụ và DNA, với ngôn từ khó hiểu y hệt.

Theo Popular Mechanics, rất có thể đây là những bài viết được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo, sử dụng những ứng dụng công nghệ nhằm xáo trộn một vài thuật ngữ và cụm từ chính rồi ghép chúng lại với nhau thành một câu nghe có vẻ mạch lạc và dễ hiểu. AI giờ đây còn có thể viết kịch bản cho phim sitcom. Vì vậy, thật dễ hiểu vì sao các tác giả có thể dùng công cụ để viết lên một bài báo khoa học.

Popular Mechanics chỉ ra rằng kể cả công đoạn xét duyệt, bình duyệt (peer-review) đôi lúc cũng không đủ đảm bảo chất lượng cho các bài báo khoa học, Ví dụ từ bài báo kỳ lạ nói trên cho thấy những hệ thống bình duyệt vẫn cần có tác động từ con người mới có thể đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm