Sức ép từ con người lên động vật hoang dã làm tăng nguy cơ lan truyền bệnh mới
Tan chảy trước những khoảnh khắc tình bạn ấm áp giữa cú mèo và chó béc-giê / 2 bố con sở hữu kiểu tóc xù bông 'bá đạo' nhất thế giới
Kết luận trên nằm trong nghiên cứu mới công bố hôm 8/4 bởi một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học California (Mỹ), sau khi tìm kiếm xu hướng trong số các loài động vật mang virus gây bệnh cho người.
Mặc dù di truyền và cơ hội là một trong những yếu tố quyết định liệu virus có thể lây lan từ động vật sang người hay không, nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của con người dẫn đến nguy cơ đằng sau đại dịch hiện nay.
Phá rừng, đô thị hóa và mở rộng nông nghiệp đều mang lại nhiều liên hệ hơn với các loài động vật hoang dã khi dân số loài người tăng hơn gấp đôi kể từ năm 1960.
Các tác giả nhận thấy, động vật bị đe dọa tuyệt chủng do tác động của con người trong môi trường sống của chúng, hoặc thông qua săn bắn và buôn bán, đem đến gấp đôi số lượng virus gây bệnh cho người, so với các loài bị đe dọa vì những lý do khác.
Nghiên cứu kiểm tra khoảng 140 loại virus gây bệnh ở người - được tìm thấy ở các loài động vật cụ thể trước năm 2014 - nhằm tìm kiếm xu hướng trong số các loài đó. Nhóm sử dụng dữ liệu từ Liên minh quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Bài viết của nhóm công bố trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B, cũng cho thấy trong lịch sử, động vật được thuần hóa là nhóm động vật có vú gây truyền nhiễm bệnh nhiều nhất, vì chúng thường xuyên tiếp xúc gần gũi với con người.
Các động vật được thuần hóa, bao gồm cả vật nuôi, đã chia sẻ số lượng virus gây bệnh cho người nhiều hơn 8 lần so với các động vật có vú hoang dã, chẳng hạn như cúm heo H1N1, hantavirus ở chuột và bệnh dại từ chó mèo.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng quần thể người trải dài đã tạo ra nhiều cơ hội hơn cho mọi người sống gần gũi với động vật hoang dã. Loài gặm nhấm, dơi và các loài linh trưởng sống gần nhà hoặc trang trại - trong một số trường hợp mở rộng quần thể gần khu định cư - có nguy cơ cao truyền virus sang người.
Peta Hitchens - đồng tác giả nghiên cứu và là nhà dịch tễ học thú y tại Đại học Melbourne (Úc) nhận định: “Cải thiện sự phối hợp liên ngành, giữa bác sĩ phẫu thuật thú y và nhà sinh thái học, giúp tăng cường an toàn sinh học tại các trang trại, giám sát dịch bệnh ở động vật và con người là những bước quan trọng để giảm thiểu rủi ro và ngăn chặn đại dịch tiếp theo”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn