Suốt lịch sử hàng nghìn năm, Hoàng đế Trung Hoa hầu như không chết vì bệnh ung thư, nguyên nhân đơn giản nhưng không phải ai cũng biết
‘Tình một đêm’ của hoàng đế nhà Minh và cung nữ / Khi Hoàng đế Trung Hoa băng hà phải vài tháng đến vài năm sau mới được chôn cất, nhưng nếu thi hài bị phân hủy thì làm thế nào?
Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, có thể nói các Hoàng đế không hề chết vì căn bệnh ung thư ngoại trừ 1 người, đó là Hoàng đế Tuyên Thống.
Hoàng đế Tuyên Thống (Ái Tân Giác La Phổ Nghi) là vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh và cũng là vị Hoàng đế cuối cùng của xã hội phong kiến Trung Quốc. Năm 1962, sau khi Phổ Nghi kết hôn với Lý Thục Hiền, ông đã tiểu ra máu. Do trình độ khám chữa bệnh lúc đó vẫn còn hạn chế, bác sĩ chỉ kết luận Phổ Nghi bị "sốt bàng quang".
Dù chữa trị suốt 2 năm sau đó, Phổ Nghi vẫn không khỏi bệnh. Đến khi Châu tổng lý nghe tin Phổ Nghi bệnh nặng mới đưa ông đi kiểm tra và được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư bàng quang. Nhưng do phát hiện và điều trị chậm trễ, khối u đã di căn sang thận. Về sau, Phổ Nghi bị suy thận rồi qua đời.
Nhiều người thắc mắc, tại sao trước đó không có vị Hoàng đế nào chết vì căn bệnh ung thư ngoại trừ Phổ Nghi?
Câu trả lời rất đơn giản, trước năm 1912, Trung Quốc không có khái niệm "ung thư". Mặc dù y học Trung Quốc đã phát hiện căn bệnh trước thế kỷ 20 nhưng lúc đó không tìm được nguyên nhân gây bệnh cũng như không được đặt tên, nên căn bệnh này chỉ được xếp vào nhóm bệnh nan y.
Có thể nói, vì khái niệm "ung thư" không tồn tại ở Trung Quốc trước thế kỷ 20 nên không thể ghi chép vào sách sử rằng Hoàng đế đã chết vì căn bệnh này.
Ngoài ra vẫn còn 2 nguyên nhân không kém phần quan trọng:
Một, Hoàng đế hoang dâm vô độ, phong lưu đa tình nên sức khỏe sớm đã bị ảnh hưởng. Không ít người băng hà vì nghiện rượu trước khi chết vì các căn bệnh khác.
Hai, Hoàng đế là một trong những "nghề nghiệp" nguy hiểm ở thời cổ đại. Có rất nhiều Hoàng đế đã bị hại chết trong quá trình tranh đấu quyền lực, họ không "có cơ hội" để chết vì bệnh tật.
Mặc dù các Hoàng đế cổ đại không chết vì ung thư nhưng cách thức chết của họ lại rất đa dạng. Chẳng hạn như, Hán Thành Đế chết vì ân ái quá độ với mỹ nữ. Ông rất sủng ái 2 chị em Triệu Phi Yến nên đã phái thân tín đi khắp đất nước để tìm kiếm xuân dược.
Về sau, một vị phương sĩ đã dâng lên Hán Thành Đế một loại đan dược có tác dụng kích tình, chỉ cần uống một viên là Hoàng đế có thể ân ái với 2 chị em sủng phi suốt cả đêm.
Đến một ngày nọ, trong lúc quá khích, Hán Thành Đế đã nuốt 7 viên đan dược. Sau đó ông đột tử ngay trên người sủng phi.
Mặc dù cái chết của Hán Thành Đế khá kỳ quặc nhưng nó không phải là trường hợp duy nhất. Các vị Hoàng đế nhà Minh cũng rất thích uống xuân dược. Trong tài liệu lịch sử, từ lúc sáng lập nhà Minh, các vị Hoàng đế đều có thói quen uống xuân dược, trong đó Minh Mục Tông, Minh Thế Tông, Minh Hiến Tông đều chết vì dùng xuân dược quá liều.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách