Tại sao băng Nam cực có màu xanh?
Cận cảnh loài sao biển bí ẩn dưới đáy Nam cực / Vì sao chúng ta không thể khai quật những kim tự tháp ở Nam Cực?
Các mảng băng màu xanh là đặc điểm độc nhất vô nhị ở Nam cực. Ảnh: Live Science |
Các mảng băng màu xanh dương xuất hiện ở nơi gió và quá trình bay hơi cọ rửa sạch tuyết của các sông băng. Bề mặt trong mờ, được gió đánh bóng của băng phản xạ một màu xanh lam ngọc ấn tượng khi mặt trời vùng cực hé rạng phía trên đường chân trời. Nam cực hiện là nơi duy nhất trên Trái Đất có các mảng băng màu xanh đặc biệt như thế này.
Băng màu xanh vô cùng trơn trượt, khiến việc đi bộ trên bề mặt là một thách thức. Song, mọi người vẫn mạo hiểm làm điều đó vì cơ hội được ngược dòng thời gian, do băng xanh nằm trong số ít những mảng băng lâu đời nhất ở Nam cực. Trên lục địa này, các nhà khoa học đã đào được băng xanh có tuổi thọ lên tới 1 triệu năm và vẫn đang tìm kiếm những mảng băng lâu đời hơn nữa.
Khi băng thuộc sông băng đông cứng lại lần đầu tiên, nó chứa đầy các bong bóng khí. Do băng bị chôn vùi và dồn ép băng trẻ hơn ở phía dưới lên trên, các mảng băng già hơn bắt đầu nhuốm màu xanh dương. Khi băng phát triển dày đặc hơn, các bong bóng khí ngày càng trở nên nhỏ hơn.
Không có hiệu ứng tán xạ của các bong bóng khí, ánh sáng có thể xâm nhập vào băng sâu hơn. Đối với mắt người, các mảng băng thuộc sông băng cổ xưa đóng vai trò như một màng lọc, hấp thụ ánh sáng đỏ và vàng, đồng thời phản xạ ánh sáng xanh dương, tạo nên các sắc thái màu xanh tuyệt đẹp của một sông băng.
Ngược lại, tuyết màu trắng vì nó chứa đầy các bong bóng khí. Tuyết phản xạ trở lại toàn bộ quang phổ của ánh sáng trắng, giống như nước soda mới rót có lớp bọt sủi tăm, sáng màu ở phía trên cùng.
Băng xanh thỉnh thoảng xuất hiện ở rìa Nam cực, nơi các sông băng đổ nhào ra biển. Việc băng tan mùa hè cũng có thể tạo ra các mảng băng xanh trơn nhẵn. Tuy nhiên, các vùng băng xanh thực sự hay xuất hiện nhất gần các rặng núi của Nam cực.
Các sông băng khổng lồ của Nam cực trông giống như các dòng sông đông cứng, di chuyển chậm. Khi những dòng chảy này vấp phải một rào cản, chẳng hạn như một rặng núi, lớp băng nằm sâu hơn bị đẩy lên trên, giống như nước chảy qua một tảng đá chìm ở đáy sông. Băng xanh cũng có xu hướng trồi lên trên mạn che gió của các ngọn núi, nơi những cơn gió dữ thổi bay tuyết và băng. Theo thời gian, các lớp băng già hơn lộ ra ngoài do quá trình bay hơi.
Băng xanh chỉ bao phủ khoảng 1% Nam cực, theo một nghiên cứu đăng tải năm 2010 trên tạp chí Antarctic Science. Các khu vực băng xanh thường trải dài khoảng vài km theo bất kỳ hướng nào.
Băng xanh của Nam cực háo ra chứa đựng một tài sản quý hiếm: thiên thạch. Hơn 25.000 thiên thạch đã được thu thập từ các khu vực băng xanh ở Nam cực. Băng thuộc sông băng đang bay hơi để lộ ra các thiệ thạch từng rơi xuống lục địa đóng băng này suốt quãng thời gian kéo dài hàng ngàn năm, tích tụ chúng vào một vùng nhỏ. Những người săn thiên thạch thường có các cuộc hành hương hàng năm tới khu vực băng xanh để soi quét băng tìm kiếm các viên đá mà họ mong muốn.
Các khu vực băng xanh cũng được sử dụng như đường băng để hạ cánh máy bay có bánh xe, thay vì ván trượt tuyết. Chính phủ các nước Italia, Australia, Na Uy, Nga và Mỹ đều đang vận hành các đường băng xanh như vậy ở Nam cực.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Để giải quyết những vấn đề 'sinh lý', người xưa đã phát minh ra một căn phòng như vậy, địa vị phụ nữ thấp đến đáng thương
CLIP: Rắn hổ mang kẹt đầu trong lon bia và hành trình giải cứu đầy kịch tính
CLIP: Cảnh tượng kinh ngạc, cóc thoát chết ngoạn mục từ bụng rắn hổ mang
CLIP: Nai sừng tấm dũng cảm chiến đấu bảo vệ con trước bầy sói, kết thúc đầy cảm động
Lăng Tần Thủy Hoàng không ai dám đào bới bí ẩn ẩn chứa bên trong, nhìn ảnh vệ tinh lại phải 'than trời' cho trí tuệ của người xưa
CLIP: Ngựa vằn bỏ mạng khi chạm trán bầy cá sấu hung dữ trong cuộc vượt sông