Khám phá

Tại sao có con trai, Tôn Sách vẫn lựa chọn truyền ngôi cho em trai là Tôn Quyền?

Sở dĩ Tôn Quyền được chọn làm người nối nghiệp Đông Ngô chứ không phải con trai Tôn Sách là vì 2 nguyên nhân quan trọng dưới đây.

Biết Lưu Bị sẽ là kỳ phùng địch thủ sau khi có Ích Châu, sao Tào Tháo và Tôn Quyền không tìm cách triệt hạ? / 3 ý đồ thâm hiểm của Tôn Quyền khi quyết định chém đầu Quan Vũ rồi dâng lên cho Tào Tháo

Nhìn lại lịch sử phong kiến Trung Hoa, không khó để nhận thấy hầu hết các Hoàng đế thời xưa đều lựa chọn con trai làm người kế thừa ngai vị.

Chỉ trong một vài trường hợp thiểu số, người được truyền ngôi mới là anh em ruột thịt của nhà vua. Và trường hợp của anh em Tôn Sách – Tôn Quyền cuối thời Đông Hán cũng nằm trong số này.

Năm 200 sau Công nguyên, Tôn Sách bất ngờ qua đời do bị ám sát. Điểm đáng nói nằm ở chỗ, theo ghi chép của sử sách, Tôn Sách cũng có con trai, nhưng người kế nghiệp tiếp theo của Tôn Ngô lại là người em ruột Tôn Quyền.

Theo quan điểm củaQulishi, việc Tôn Quyền được chọn làm người nối nghiệp tiếp theo xuất phát từ 2 nguyên nhân chủ đạo dưới đây.

Nguyên nhân thứ nhất: Tính chất phức tạp của tình hình Giang Đông khi Tôn Sách qua đời

Tại sao có con trai, Tôn Sách vẫn lựa chọn truyền ngôi cho em trai là Tôn Quyền? - Ảnh 1.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Vào thời điểm Tôn Sách bị ám sát, bối cảnh Đông Ngô lúc bấy giờ có tính chất tương đối phức tạp.

Năm xưa, mặc dù Tôn Sách đã ra sức xông pha nơi trận mạc để gây dựng cơ nghiệp, thế nhưng giang sơn của gia tộc họ Tôn khi đó vẫn chưa thể xem là vững chắc.

Ban đầu khi Tôn Sách đem quân xuống Giang Đông, các đại gia tộc và đại sĩ phu nơi đây đều cho rằng đó là hành động xâm phạm. Bởi vậy nên Tôn Sách lúc bấy giờ có thể bị coi như "loạn thần tặc tử". (TheoQulishi).

Ban đầu, các thế lực ở Giang Đông đối với sự xâm phạm này đã có nhiều phản ứng hết sức mãnh liệt. Tuy nhiên sau khi Tôn Sách tiến hành bình định, tình hình dù bình ổn nhưng chính quyền mới của ông lại đắc tội sâu sắc với các đại gia tộc.

Bởi vậy nên sau khi hay tin Tôn Sách bị ám sát, nhiều bộ tộc thiểu số ở phía Nam nhanh chóng dấy binh làm phản, không tuân theo ấu chủ Tôn Quyền.

 

"Tam Quốc chí – Tôn Sách truyện" đối với cơ nghiệp họ Tôn ở Giang Đông khi ấy cũng xem đó "không phải là cơnghiệptích đức mà thành, chính quyền tương đối không vững chắc".

Tại sao có con trai, Tôn Sách vẫn lựa chọn truyền ngôi cho em trai là Tôn Quyền? - Ảnh 3.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

TheoQulishi, trước khi lâm chung, Tôn Sách cũng ý thức được cái chết của bản thân sẽ gây ra đại họa khôn lường, vì vậy đã thực hiện 2 quyết sách.

Thứ nhất, chọn em trai ruột Tôn Quyền làm người thừa kế. Bởi Tôn Quyền không phải là người ham giết chóc, lại được lòng người.

Thứ hai, chọn Trương Chiêu làm đại thần ủy thác.

"Tam Quốc chí – Trương Chiêu truyện" có ghi lại rằng, Tôn Sách trước lúc lâm chung đã dặn dò Trương Chiêu:

 

"Nếu Trọng Mưu (tức Tôn Quyền) không thể đảm đương đại sự thì tiên sinh cứ lên tự mình gánh vác. Nếu như vậy vẫn không thể ngăn chặn bọn phản loạn thì từ từ rút về tây vậy".

Nguyên nhân thứ hai: Con trai của Tôn Sách ra đời muộn nên không thể tiếp quản đại cục

Tại sao có con trai, Tôn Sách vẫn lựa chọn truyền ngôi cho em trai là Tôn Quyền? - Ảnh 4.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Một lý do chủ chốt khác khiến Tôn Sách buộc phải truyền ngôi cho em trai Tôn Quyền là bởi con trai ông khi ấy tuổi còn quá nhỏ.

Trong bối cảnh nhiễu nhương lúc bấy giờ, việc lập một người còn nhỏ tuổi lên ngôi sẽ khó mà có thể duy trì cơ nghiệp của gia tộc.

Tôn Sách qua đời vào năm 200 khi mới 26 tuổi. Một số tài liệu lịch sử ghi lại rằng, con trai của ông là Tôn Thiệu cũng vào năm này mới ra đời.

 

Vì mất khi còn đương độ tráng niên, cho nên giả sử Tôn Sách còn có thê thiếp hay con cái khác thì hậu duệ của ông hẳn đều vẫ còn tương đối nhỏ tuổi.

Như vậy, dù cho con trai Tôn Sách có sở hữu bản lĩnh xuất chúng tới đâu thì cũng khó có cách để trấn áp, bình ổn đại cục ở vào thời điểm đó.

Trong khi đó, em trai Tôn Quyền từ sớm đã có uy vọng, nổi danh là nhân vật có tài. Điều trọng yếu hơn nữa là mối quan hệ của hai huynh đệ này từ xưa tới nay đều rất hòa hảo, không hề có chút mâu thuẫn hay ngăn cách.

Tại sao có con trai, Tôn Sách vẫn lựa chọn truyền ngôi cho em trai là Tôn Quyền? - Ảnh 5.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Tôn Quyền lúc sinh thời sở hữu tính cách hiệp nghĩa, thích thu dưỡng hiền tài, từ sớm đã nổi danh cùng cha anh.

Ngay từ khi còn trẻ, ông đã tham dự đóng góp cho các quyết sách nội bộ của Tôn Sách. Tài năng của người em trai này thậm chí đã khiến choanh ruột không ít lần cảm thán vì bản thân không thể sánh bằng.

 

Tương truyền rằng có lần Tôn Sách thết đãi yến tiệc, ông đã từng nói với Tôn Quyền một câu:"Những người này sau này cũng sẽ là thủ hạ của đệ".

Năm 196, Tôn Sách thu được 3 quận Đan Dương, Ngô Quận, Cối Kê. Tôn Quyền khi ấy chỉ mới 14, 15 tuổi đã được bổ nhiệm làm Huyện trưởng, sau được bổ niệm làm Phụng Nghĩa giáo úy.

Trong khoảng thời gian từ năm 199 tới năm 200, Tôn Quyền đã cùng anhtham gia nhiều chiến dịch quan trọng như cuộc chiến chinh phạt Thái thú Lư Giang là Lưu Huân, chinh phạt Thái thú Hoàng Tổ ở Giang Hạ, thành công thu về 2 quận Lư Giang và Dự Chương.

Từ những minh chứng trên đây, có thể thấy ở vào thời điểm Tôn Sách đột ngột qua đời, cơ nghiệp Đông Ngô còn chưa ổn định, một nhân tài từ sớm đã được bồi dưỡng trong thời loạn như Tôn Quyền mới được xemlà ngườinối nghiệp thích hợp hơn cả.

Và thực tế lịch sử cũng đã chứng minh lựa chọn của Tôn Sách là hoàn toàn chính xác. Bởi sau này, Tôn Quyền đã đưa cơ nghiệp Đông Ngô trở thành một trong ba thế lực tam phân thiên hạ thời Tam Quốc cùng Tào Ngụy và Thục Hán.

 

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm