Khám phá

Tại sao đàn ông thời cổ đại lại thích để râu? Hơn nữa còn càng dài càng tốt?

Các anh hùng trong thời cổ đại Trung Quốc thường hay để râu và đó được xem là sở thích thể hiện nét đẹp của họ. Vậy tại sao họ lại thích để râu và nó có ý nghĩa thế nào với họ? Tại sao nói râu càng dài càng tốt và họ xem nó như báu vật?

Không có xà phòng, người xưa gội đầu bằng cách nào? Hậu thế: 'Không phải tự nhiên mà tóc họ đen mượt đến vậy!' / Bạc không phản ứng với thạch tín, vì sao các hoàng đế dùng kim bạc để thử độc trước khi ăn?

Hồi nhỏ thường lén lút lấy trộm dao cạo râu của bố để học theo người lớn cạo ria mép và sau khi bị mẹ phát hiện thì bị mẹ nói: “Đừng có cạo, sau này sẽ càng mọc rậm hơn đấy”. Vậy râu hay ria mép càng cạo sẽ càng mọc rậm rạp hơn sao?

269e8a55779a4674aababd52d07ec081-ngoisaovn-w640-h317 8

Có thật sự là râu càng cạo càng mọc rậm hơn?

Thực ra, từ năm 1970, những nhà khoa học đã bắt đầu làm thí nghiệm, cạo lông chân hàng tuần và kiên trì trong nhiều tháng, không hề phát hiện ra việc lông mọc ngày càng dày hơn. Dựa theo một nghiên cứu mới của những nhà khoa học Mỹ, cũng không có bất kỳ bằng chứng nào để đi tới kết luận này. Ngọn tóc, râu hay lông của con người giống như đầu bút chì hay đầu mũi phi lao, sau khi cạo râu thì phần chân lông sẽ bám vào nang lông và phần chân lông còn lại sau khi cạo sẽ dày hơn, màu đậm hơn, thô cứng hơn trước khi cạo. Vì thế, bản thân sợi lông hay râu sau khi cạo sẽ dày hơn trước chứ không hề mọc thêm nhiều sợi hơn. Đó chỉ là ảo giác của mắt nhìn thấy mà thôi.

378d834a91254da2815ef41efaafe9c4-ngoisaovn-w640-h398 7

Có thể nói, từ xưa tới nay, râu luôn là một đặc trưng quan trọng của một người đàn ông trưởng thành. Ở đây, chúng ta tạm thời không bàn tới việc nó xấu hay đẹp, từ thời cổ đại những người đàn ông sinh lý bình thường đều sẽ có râu ria, chỉ trừ thái giám ra. Đừng nghĩ rằng râu chỉ là một đám lông nhỏ bé bình thường, thực ra trong đó còn chú trọng rất nhiều thứ. Ví dụ như trong thời Tần Hán, người Hán thích “nhiều ria”. Ở thời Đường Tống, dân gian rất ưa chuộng trào lưu nhuộm râu. Sau này, đến thời Nam triều, những người trong giới quý tộc lại bắt đầu thịnh hành “ủ áo cạo đầu”, nghĩa là để loại bỏ phiền phức,...

b46920f0ce6d43b892b3a06eba0bb174-ngoisaovn-w640-h464 6

Vậy, cách gọi “râu” (tiếng Trung âm Hán Việt là “hồ tử”) này có từ khi nào?

 

Người thời này gọi “hồ tử” thường là chỉ phần lông dưới cằm và ria mép. Nhưng ở thời cổ đại, “hồ tử” chỉ là phần lông mọc ở dưới cằm. Về nguồn gốc của cách gọi “Hồ tử”, có nhiều học giả đã tiến hành nghiên cứu nhưng đều có quan điểm chính rằng tên gọi “hồ tử” có lẽ có liên quan tới dân tộc Hồ ở vùng biên cương Trung Quốc. Cũng giống như vậy, Vương Quốc Duy - nhà Trung Quốc học cũng ủng hộ quan điểm này, ông cho rằng: những người Trung Quốc có ngoại hình giống với người Hồ, thời đó người ta gọi đó là “Hồ tử”.

149eda0a602d4e61abb6fd996ab64e36-ngoisaovn-w640-h404 5

Thực ra, người dân tộc Hồ không chỉ riêng là một dân tộc thiểu số nào đó. Ví dụ như ở thời Ngụy, người Hồ đại diện cho người Tây Vực nhưng ở nửa cuối thời Tùy Đường, cách gọi này lại chỉ riêng dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc. Ngoài ra, người Hồ và dân tộc Hán cũng có sự khác biệt khá lớn về đặc điểm ngoại hình. Đàn ông người Hồ thường để râu rậm, lông mày rậm, mắt sâu, điểm này có được ghi chép trong cuốn “Hán Thư - Tây Vực Truyện”. Hoặc cũng chính bởi vì người Hồ có đặc điểm ngoại hình nhiều tóc, nhiều râu, thế nên từ “hồ tử” (râu) cũng dần bắt đầu đại diện cho phần râu và tóc trên phần mặt.

Vậy tại sao người xưa lại thích để râu như vậy?

Về nguồn gốc của việc người xưa thích để râu, chúng ta có thể có được đáp án trong cuộc tranh luận giữa Vương Lực và Thẩm Tòng Văn trong những năm 60. Vương Lực trong cuốn “Logic và Ngôn ngữ” có nói: “Đàn ông dân tộc Hán thời cổ đại để râu không phải là sở thích cá nhân, mà đó là vì thói quen xã hội. Sinh ra trong thời đại nào, đàn ông chỉ có để râu mới có thể thể hiện thân phận nam nhi của mình”.

 

Quan điểm này của Vương Lực đã bị Thẩm Tòng Văn phản bác trong một bài văn dài cả nghìn chữ trên báo, ông cho rằng: “Việc đàn ông thời cổ đại để râu không hẳn đã là việc bắt buộc”. Sau này, Vương Lực lại trả lời vấn đề này trong một bài viết trong cuốn “Những vấn đề về “hồ tử” (râu)”. Tạm thời không bàn tới việc có phải là bắt buộc hay không nhưng việc người cổ đại thích để râu là chuyện thật chứ không phải giả. Một vài quan điểm cho rằng, sự yêu thích đối với râu của người cổ đại có thể là vì họ có lòng mê tín và sùng bái với rồng.

127e28c905104122b13d5ffce7bc0a11-ngoisaovn-w640-h672 4

Trong cuốn “Sử ký - Phong thiền thư” đã viết: Thần rồng có râu cực dài, năm ấy khi Hoàng Đế cưỡi rồng bay lên trời, ông đã đuổi theo nhổ hết tất cả râu của rồng. Và những sợi râu bị nhổ rơi xuống nhân gian, sau khi rơi xuống đất đã biến thành một chiếc cung tên. Hiển nhiên, trong câu chuyện này đã có phần nói quá và thần thoại hóa. Tuy nhiên, từ trong ngôn từ có thể biết được rồng có râu.

Có lẽ bởi vì trong truyền thuyết, thần rồng có râu nên các vua chúa thời xưa cũng có thói quen để râu, vì thế râu cũng đã trở thành một tiêu chí ngoại hình của bậc đế vương. Đây cũng là lý do vì sao khi đọc những sách sử, khi miêu tả ngoại hình của các đế vương thì thường miêu tả bộ râu đầu tiên. Trong “Sử ký - Cao tổ bản ký” có viết: “Lưu Bang trời sinh có tướng mạo như rồng, không những có bộ râu dài mà phần đùi trái còn có 72 nốt ruồi”.

Vậy có phải để râu càng dài thì càng tốt không?

 

Trong thời Tần Hán, những người đàn ông có nhiều râu được coi là người đàn ông đẹp, điểm này có ghi chép rất rõ ràng trong cuốn “Tục Hán Thư”. Tương truyền, Tư Mã Trực - người đảm nhiệm chức vụ Thống đốc quận Cự Lộc có bộ râu đẹp, bách tính gần xa đều ca tụng vẻ đẹp tựa thần tiên. Ngoài ra, trọng thần Hoắc Quang - người đã trải qua 3 triều Tây Hán cũng vì có bộ râu đẹp mà được người đời gọi là mỹ nam. Không chỉ có thế, râu không những là đại diện cho vẻ đẹp mà nó còn thể hiện được phong độ và khí thế của người đàn ông.

d2aa43472d8f4c02819065a70dcc7a81-ngoisaovn-w640-h686 3

Trong thời Tam Quốc, rất nhiều vị anh hùng đều để râu rậm. Ví dụ như Đại tướng Quan Vũ của nước Thục, tương truyền râu của ông dài hàng thước. Nhưng trong những người nổi tiếng để râu, râu của Tào Tháo lại có một câu chuyện ly kỳ cuốn hút nhất. Trong cuốn “Tam Quốc chí” có viết, dưới trướng Tào Tháo có một mưu sĩ tên Thôi Diễm, mặt mày sáng sủa, có bộ râu cực kỳ đẹp.

Trong cuốn “Thế thuyết tân ngữ” đã nhắc tới một câu chuyện thú vị xảy ra giữa ông và Tào Tháo. Khi ấy, quân Hung Nô phái sứ thần tới thăm nhà Ngụy, Tào Tháo tự nhận bản thân ngoại hình xấu xí thô kệch, thế nên đã lệnh cho Thôi Diễm thay ông tiếp kiến sứ thần. Còn ông lại đóng giả là binh sĩ đứng ở đầu giường. Chẳng ngờ, vị sứ thần Hung Nô này lại nói thẳng: “Người cầm đao nơi đầu giường, hẳn cũng là một vị anh hùng”. Có thể thấy, râu của Tào Tháo khi ấy rất đẹp, thế nên cho dù có giấu giếm thân phận thì đều không thể che giấu được khí chất cao quý của ông.

Vậy kiểu râu như thế nào mới là đẹp?

 

Có một số người cho rằng ít nhất là phải dài. Về điểm này, trong cuốn “Ngũ tạp tổ - Nhân bộ nhất” có liệt kê độ dài râu của những người nổi tiếng, hoàng đế Lưu Uyên khai quốc tiền Triệu “râu dài 3 thước”, Tạ Linh Vận Nam triều “râu dài tới đất”, Trương Kính Tu - con trai trưởng của Thủ phổ Trương Cư Chính “râu dài qua đầu gối”. Những người này đều nổi tiếng nhờ bộ râu và đã được ghi vào sách sử.

dce5659445c7475589aadc92791bc1f9-ngoisaovn-w640-h427 2

Tuy nhiên, trong một vài thời đại, mọi người không còn ưa chuộng việc để râu. Trong cuốn “Tương Thư” có viết: “Râu dài hơn tóc, ắt sẽ chết bởi binh đao”, râu quá dài cũng bị coi là một điềm xấu. Vậy người xưa thích để râu như vậy, chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc rằng rốt cuộc họ ăn uống và sinh hoạt kiểu gì?

Trong cuốn “Tam quốc diễn nghĩa” có viết, trọng tướng Quan Vũ khi ăn cơm đều sẽ dùng vải xô gói buộc râu của mình lại, việc này còn có tác dụng bảo dưỡng. Ngoài ra, có nhiều người còn tết râu của mình lại giống như tết tóc đuôi sam. Có thể nói, cho dù là râu dài thế nào thì người cổ đại đều có thể dễ dàng buộc gọn lại, không hề ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường.

Vậy người cổ đại thích để râu như thế nào?

 

Ngoài độ dài, người cổ đại còn cực kỳ chú trọng tới hình dáng và màu sắc của râu. Ví dụ như Vương Mãng - tân đế soán đoạt chính quyền khi đăng cơ thì tuổi đã cao, để thể hiện rằng mình còn khỏe mạnh, phong độ, ông đã nhuộm bộ râu vốn đã ngả màu hoa râm thành màu đen. Làm như thế còn không đủ, Vương Mãng còn nạp vào vô số mỹ nữ vào hậu cung của mình, để thể hiện sự sung sức của mình, rằng mình vẫn chưa già.

Đương nhiên, người thống trị nếu như đã có nhu cầu như thế thì những cao thủ dân gian chắc chắn cũng sẽ tranh thủ, giống như thuốc nhuộm râu được ghi chép trong cuốn “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân. Người cổ đại tuy thích ít màu mè, nhưng họ lại cực kỳ ưa chuộng râu màu tím và màu vàng gọi là “ria tím” và “râu vàng”, giống như Tôn Quyền thời Tam Quốc có bộ ria màu tím tôn quý.

827f1d7daadd46e1b07e0b37cd0bff93-ngoisaovn-w640-h518 1

Trong “Hiến Đế Xuân Thư” có ghi chép, Trương Liêu dưới chướng của Tào Tháo khi đối đầu với Tôn Quyền, chưa biết tướng mạo Tôn Quyền như thế nào, đợi khi Tôn Quyền rút lui ông mới biết mặt mũi Tôn Quyền - người anh hùng có bộ ria màu tím. Ngoài ra, con trai thứ 3 của Tào Tháo -Tào Chương cũng có bộ râu màu vàng được nhiều người ngưỡng mộ, chính là cái được người ta gọi là “râu vàng lập kỳ tích”, cũng chính vì có bộ râu màu vàng nên Tào Chương mới được Tào Tháo cực kỳ trọng dụng.

Còn về hình dáng của râu tốt hay xấu, người cổ đại thường lấy ria ở trên mép làm tiêu chuẩn tham khảo. Đàn ông bình thường thích để “ria hình chữ bát” và để ria chia thành 2 nét phẩy hai bên, phần đuôi hoặc là rủ xuống hoặc là hất lên, kiểu râu này được coi là “râu nhân đan”. Ria chữ bát không giống với kiểu “râu hình vuông” mà người Nhật Bản thích, đó là kiểu râu mang tính kinh điển nhất trong các kiểu râu của Trung Quốc.

 

Ví dụ như, bộ ria chữ bát của Triệu Khuông Dận (Tống Thái Tổ), phần đuôi hất lên trên, cực kỳ có thần thái, là kiểu râu tiêu biểu nhất thời cổ đại Trung Quốc. Đến thời Minh Thanh, dân gian lại thịnh hành kiểu ria chữ bát đuôi rủ xuống dưới, không còn để đuôi ria hất lên thần thái nữa.

Vậy người cổ đại không cạo râu sao?

Người cổ đại cho rằng “tóc tai cơ thể là cha mẹ ban cho”, râu ria đương nhiên cũng giống như vậy. Trong cuốn “Xuân Thu nguyên mệnh bào” có viết: Trong thời Tây Hán, “râu ria từ tóc mà thành”, từ tư tưởng ấy, đa số nam nhân thời xưa để râu cả đời, không tùy tiện cạo râu của mình đi. Tuy nhiên, đến thời Nam Bắc triều, trào lưu để râu ở dân gian dần có sự thay đổi, một vài nam nhân chủ động cạo râu đi - thứ mà trước kia được coi như là báu vật.

Nhan Chi Thôi trong gia huấn của mình từng nói, trong thời kỳ Nam Triều phát triển thịnh vượng nhất, một vài nam nhân giới quý tộc không học hành tử tế mà lại còn bắt đầu bôi son trát phấn, cạo râu ủ áo, chăm chút ăn mặc không khác gì đàn bà con gái. Trào lưu đàn ông cạo râu xuất hiện, ngoài những con cái nhà quý tộc theo đuổi thời trang thì những người xuất gia cũng chiếm một số lượng khá đông.

e59d99ed8a3f46429e00601be041f0d3-ngoisaovn-w640-h381 0

Còn về việc tại sao những người xuất gia lại cạo râu, trong toàn thư Phật giáo có giải thích: Cạo hết tóc và râu có thể rời xa hồng trần, rời xa phiền não.

 

- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Nguồn: VTV24.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm