Khám phá

Tại sao Gia Cát Lượng cứ khăng khăng đòi Bắc phạt? Động cơ cho hành động quân sự hao công tốn của này là gì?

Với thực lực của Thục quốc lúc bấy giờ, căn bản là không cách nào thắng được Tào Ngụy, hoàn thành mục tiêu. Đây là điều mà đến một người bình thường như chúng ta cũng có thể nhìn ra, vậy tại sao một con người tinh anh như Gia Cát Lượng lại không thể nhận ra? Có thể nói mục đích thực sự của Gia Cát Lượng khi Bắc phạt nhất định không đơn giản...

5 danh thần trung thành nhất Tam Quốc, Gia Cát Lượng chỉ xếp chót bảng / Gia Cát Lượng không có mối quan hệ tốt đẹp với “Ngũ hổ tướng“?

Năm 223 sau Công Nguyên, hoàng đế khai quốc của Thục Hán là Lưu Bị qua đời tại thành Bạch Đế. Trước lúc lâm chung, Lưu Bị đã nhờ cậy Gia Cát Lượng, hi vọng ông có thể phò trợ Lưu Thiện bảo vệ giang sơn Thục Hán.

Khổng Minh vô cùng biết ơn Lưu Bị, hứa với Lưu Bị rằng sẽ hết lòng, toàn tâm toàn ý vì Thục Hán.

5 năm sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng đệ trình lên Lưu Thiện cuốn "Xuất sư biểu", sau đó, bắt đầu cuộc Bắc phạt đầu tiên.

Từ năm 228 đến năm 234 sau Công Nguyên, Gia Cát Lượng liên tục tiến hành 5 lần Bắc phạt, cuối cùng qua đời khi đang tiến hành cuộc Bắc phạt lần thứ 5.

Từ kết quả của cuộc chiến có thể thấy, thứ mà Gia Cát Lượng thu lại được là vô cùng ít, thậm chí có thể xem là được một mất mười. Vậy thì, Gia Cát Lượng tại sao lại kiên trì Bắc phạt, tiêu diệt Ngụy quốc tới như vậy?

Khiến ta cảm thấy khó hiểu đó là, thế cục Tam Quốc lúc bấy giờ là Ngô, Thục yếu còn Ngụy mạnh, Gia Cát Lượng nếu nhất định phải phát động chiến tranh, lựa chọn tối ưu nhất nên là lấy danh nghĩa báo thù cho tiên đế mà đi thảo phạt Đông Ngô, nhưng, ông lại cứ khăng khăng đánh Ngụy quốc, động cơ phía sau rốt cuộc là gì?

Tại sao Gia Cát Lượng cứ khăng khăng đòi Bắc phạt? Động cơ cho hành động quân sự hao công tốn của này là gì? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Internet

 

Căn cứ vào lời của Gia Cát Lượng trong cuốn "Xuất sư biểu" thì Bắc phạt là vì "nhướng trừ gian hung, hung phục Hán thất, hoàn vu cựu đô, thử thần sở dĩ báo tiên Đế nhi trung bệ hạ chi chức phân dã" (bài trừ gian thần hung ác, hung phục Hán thất, trả lại thành cũ), lý do này tuy đường hoàng chính đáng, nhưng với thực lực của Thục quốc lúc bấy giờ, căn bản là không cách nào thắng được Tào Ngụy, hoàn thành mục tiêu.

Đây là điều mà đến một người bình thường như chúng ta cũng có thể nhìn ra, vậy tại sao một con người tinh anh như Gia Cát Lượng lại không thể nhận ra?

Có thể nói mục đích thực sự của Gia Cát Lượng khi Bắc phạt nhất định không đơn giản như vậy.

Nếu phát động chiến tranh mà không phải là để chiến thắng đối thủ, vậy Gia Cát Lượng vì sao lại sống chết đòi đánh Tào Ngụy?

Cần phải biết rằng, đánh giặc là một chuyện vô cùng hao tổn sức người và của cải tiền bạc, liên tiếp phát động chiến tranh sẽ chỉ khiến dân sinh lầm than.

 

Gia Cát Lượng vì sao thà để quốc gia trên dưới thắt eo buộc bụng sống cho qua ngày cũng phải Bắc phạt tới cùng?

Thực ra, câu đầu tiên trong cuốn "Xuất sư biểu" đã nói rõ đáp án, đó chính là "Nay thiên hạ tam phân, Ích Châu bì tệ, thử thành nguy cấp tồn vong chi thu dã." (nay Thiên hạ phân thế chân vạc, Ích Châu trì trệ, thành này đang tồn tại nguy cơ)

Khi đó, Thục Hán vừa bình định xong phản loạn khu vực Trung Nam, thế sự bên ngoài không có nhiều trở ngại lớn, vậy thì tại sao Gia Cát Lượng lại nói "thành này đang tồn tại nguy cơ"?

Đáp án chỉ có một: nguy cơ không phải đến từ bên ngoài, mà là nằm ở bên trong.

Tại sao Gia Cát Lượng cứ khăng khăng đòi Bắc phạt? Động cơ cho hành động quân sự hao công tốn của này là gì? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Internet

 

Khu vực Thục Hán tồn tại 3 thế lực chủ yếu, một là tập đoàn Ích Châu bản địa; hai là tập đoàn Đông Châu, những người do Lưu Chương dẫn vào Ích Châu; ba là Kinh Châu, những người do Lưu Bị dẫn vào.

3 thế lực này, ngoài tập đoàn Ích Châu bản địa ra thì 2 thế lực còn lại đều là ngoại lai, nhưng đứng từ góc độ địa vị chính trị mà xem xét thì đứng thứ nhất là tập đoàn Kinh Châu, thứ 2 là Đông Châu và thứ 3 là tập đoàn Ích Châu.

Tập đoàn Ích Châu với tư cách là cường hào địa chủ bản địa có ưu thế tuyệt đối về mặt kinh tế, vì vậy, mỗi lần Thục Hán phát động chiến tranh, họ đều trở thành lực lượng phân bổ chủ yếu.

Nhưng, những "đại gia" này lại bị bài xích trên võ đài chính trị, cách cửa của tầng lớp quản lý cốt lõi luôn đóng chặt với họ, vì vậy mà địa vị của họ luôn bị "biên giới hóa".

Để ngăn chặn việc tập đoàn Ích Châu dựa vào lợi thế là dân bản địa mà làm lung lạc lòng người, Thục Hán còn đặc biệt đặt ra những quy định xử phạt riêng cho các hành vi sai trái của những người Ích Châu bản địa.

 

Vì quyền lợi và nghĩa vụ vô cùng bất bình đẳng, vì vậy mà tập đoàn ích Châu vô cùng phẫn nộ với Thục Hán, họ mong muốn Ngụy quốc nhanh chóng Nam tiến, giải thoát họ khỏi tình cảnh nước sôi lửa bỏng này.

Mặt khác, giữa Kinh Châu và Đông châu cũng tồn tại mâu thuẫn quyền lực. Kẻ sau nhăm nhe lên ngôi, kẻ trước lại luôn tìm cách ngăn cản kẻ sau nắm quyền lực chính trị.

Tại sao Gia Cát Lượng cứ khăng khăng đòi Bắc phạt? Động cơ cho hành động quân sự hao công tốn của này là gì? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Internet

 

Vì vậy, nguy cơ mà Gia Cát Lượng nhắc đến, thực ra là nguy cơ đến từ nội tại Thục Hán, những mâu thuẫn đã đến mức độ không thể thỏa hiệp được nữa, đây mới là nguy cơ đích thực.

Vì muốn chuyển hướng mâu thuẫn, tăng cường sự đoàn kết toàn dân, phát động chiến tranh trở thành phương án tối ưu nhất.

 

Ai trong thời gian cả nước đấu tranh phát động mâu thuẫn nội bộ, kẻ đó chính là phản tặc, tập đoàn Ích Châu dù trong lòng có "giận dỗi" đến mấy cũng không dám dẫm vào vạch đỏ này.

Một mục địch quan trọng của Gia Cát Lượng khi kiên trì Bắc phạt đó là làm hao mòn thực lực phe cánh của Tào Ngụy.

Khi đó, khu vực Trung nguyên mà Ngụy quốc chiếm đóng là trung tâm kinh tế của cả nước, sau này, vì chiến tranh liên miên nên dẫn đến sự tàn phá nghiêm trọng về năng lực sản xuất trong xã hội.

Còn Ích Châu, Kinh Châu, Dương Châu vì ở ven nên chịu thiệt hại do chiến tranh không nhiều, xã hội và kinh tế đều khá ổn định.

Cũng chính vì vậy mà Thục Hán và Đông Ngô dù thực lực kém xa so với Tào Ngụy nhưng vẫn có thể tạo thế chân vạc với Ngụy quốc.

 

Tuy nhiên, Tào Ngụy sau khi bình định Trung nguyên đã tích cực phát triển kinh tế, phục hồi năng lực sản xuất, một khi Tào Ngụy bước vào giai đoạn ổn định dài hơi, với năng lực của họ, rất nhanh sẽ có thể lấn át Thục và Ngô về mặt kinh tế, đến khi đó, thống nhất thiên hạ chỉ còn là chuyện một sớm một chiều.

Do đó, Gia Cát Lượng liên tục Bắc phạt, ngoài việc muốn hòa hoãn mâu thuẫn nội bộ ra, mục đích khác chính là "làm nhiễu loạn" Ngụy quốc, khiến họ không thể bình yên mà phát triển.

Mặc dù chiến lược này sớm muộn cũng sẽ khiến bản thân suy sụp, nhưng đối với chính quyền Thục Hán bấy giờ, đây có lẽ là phương án tối ưu nhất.

Theo Như Quỳnh/Trí Thức Trẻ
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm