Tam quốc diễn nghĩa: Chiến tướng đả bại Quan Vũ, được Tào Tháo khen sánh ngang Tôn Tử
Trong Tam quốc diễn nghĩa, nhân vật Quan Vân Trường (Quan Công hay Quan Vũ) có sức mạnh địch muôn người, đứng đầu “Ngũ hổ tướng” nhà Thục Hán của Lưu Bị. Ông từng tung hoành ngang dọc, đi vào chiến trận như đi dạo “bách chiến bách thắng”, thế nhưng Quan Công đã từng thất bại ê chề, tủi hổ trước mãnh tướng nhà Ngụy tên là Từ Hoảng.
Từ Hoảng (169 - 227) tự Công Minh là vị tướng được đánh giá là xuất sắc nhất của nước Ngụy thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Trong sự nghiệp của mình, ông lập được vô số chiến công, nổi bật nhất là việc đánh thắng Quan Vũ trong trận chiến Phàn Thành. Ông được Trần Thọ, tác giả của Tam quốc chí, xếp vào hàng năm võ tướng dũng mãnh nhất của nước Ngụy, cùng với Nhạc Tiến, Trương Cáp, Trương Liêu và Vu Cấm.
Ông sinh ra ở Dương Quận (nay thuộc Hồng Đồng, Sơn Tây) trong thời Đông Hán. Hồi còn trẻ, ông làm một chức quan nhỏ ở địa phương. Sau đó, ông gia nhập quân của Dương Phụng đánh quân Khăn Vàng được cho làm chỉ huy kị binh.
Năm 196, sau khi Đổng Trác chết, Từ Hoảng và Dương Phụng hộ tống Hán Hiến Đế từ Trường An về thủ đô Lạc Dương, lúc đó gần như đã bị phá hủy hoàn toàn. Cùng lúc đó, Tào Tháo cũng dẫn quân đến Lạc Dương để đổi kinh đô và đưa Hán Hiến đế về Hứa Xương. Từ Hoảng khuyên Dương Phụng nên hàng Tào Tháo nhưng Dương Phụng không nghe, thậm chí còn gửi quân đuổi theo để mang Hán Hiến đế về. Sau đó, Dương Phụng bị Tào Tháo đánh bại, và Từ Hoảng cũng đầu hàng quân Tào.
Từ đó, Từ Hoảng tham gia vào tất cả các trận đánh lớn của Tào Tháo, trong đó có những chiến dịch tấn công Đạp Đốn, Lã Bố, Lưu Bị, Mã Siêu, Viên Thiệu... Từ Hoảng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhờ tài năng quân sự và tháo vát của mình. Đặc biệt, trong trận Đồng Quan, Từ Hoảng đã tham mưu cho Tào Tháo phương án tác chiến đánh vào sườn của quân Tây Lương, đó là bước ngoặt lớn của trận chiến, tạo điều kiện cho quân Tào có thắng lợi quyết định.
Từ Hoảng.
Trong chiến dịch tấn công các con trai của Viên Thiệu, thái thú thành phố Nghi Dương thoạt tiên đầu hàng nhưng sau đó thay đổi quyết định. Từ Hoảng biết rằng địch thủ đang phân vân, nên đã cho viết một lá thư thuyết phục và cho lính bắn vào trong thành. Thái thú Nghi Dương đầu hàng một lần nữa, và Từ Hoảng chiếm được thành phố mà không thiệt hại gì.
Năm 215, ông được điều đến ải Dương Bình để bảo vệ Hán Trung khỏi quân đội Lưu Bị, lúc đó đang tìm cách chặn đường vận lương của quân Ngụy. Từ Hoảng biết được, nên cho quân tấn công trực diện vào quân Lưu Bị. Vô số lính địch nhảy xuống vực do bị Từ Hoảng đánh quá rát. Sau đó, thành phố được an toàn trong một thời gian ngắn.
Mối quan hệ giữa Quan Vũ và Từ Hoảng
Sau khi Quan Vũ cùng Lưu Bị ly tán, ông bị Tào Tháo vây khốn và buộc phải “ước pháp tam chương” với Tào để bảo vệ hai vị Lưu phu nhân.
Theo Tam quốc diễn nghĩa, việc Quan Vũ “hàng Hán không hàng Tào” thể hiện sự trung nghĩa của ông, đồng thời mô tả Quan Vũ không hề động lòng trước mỹ nữ và tiền bạc mua chuộc của Tào Tháo.
Trên thực tế, sử liệu để lại cho thấy, trong giai đoạn dưới trướng Tào Ngụy, ngoại trừ Trương Liêu, Quan Vũ chỉ giao hảo với Từ Hoảng.
Từ Hoảng là một trong 5 đại danh tướng Tào Ngụy, bên cạnh Trương Liêu, Nhạc Tiến, Vu Cấm, Trương Cáp.
Mối thân tình giữa Quan - Trương - Từ không chỉ do ba người này đều là hàng tướng, mà còn bởi cả ba là đồng hương Sơn Tây, thuộc tập đoàn kỵ binh Tinh Châu nổi tiếng.
Những kỵ binh tới từ Tinh Châu gia nhập vào các thế lực quân phiệt khác nhau, trở thành một tập thể có sức chiến đấu đáng gờm.
Trong đó, đội kỵ binh trứ danh nhất chính là đội quân chủ lực của Lữ Bố, có thể nói là “độc bá võ lâm” trong giai đoạn đầu thời Tam quốc, thậm chí đã có thời điểm lực lượng này có cơ hội đoạt được thiên hạ.
Các nghiên cứu hiện đại chỉ ra, sự khiếm khuyết rõ rệt trong cương lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo yếu kém đã dẫn tới sự thất bại lần lượt của các đội quân kỵ binh Tinh Châu.
Bọn họ lần lượt bị Viên Thiệu, Tào Tháo... thôn tính, hậu quả gián tiếp là khiến cho thế lực Hung Nô của Lưu Báo thống trị được khu vực Tinh Châu, sau này khởi binh tiêu diệt thiên hạ của Đông Hán.
Cùng ở dưới trướng Tào Ngụy, Quan Vũ có quan hệ tốt với Trương Liêu và Từ Hoảng cũng là điều dễ hiểu.
Chiến trận Phàn Thành
Sau khi Quan Vũ bỏ Tào Tháo để trở về với Lưu Bị, lực lượng của Bị vẫn tiếp tục chuỗi “bách chiến bách bại”, cuối cùng là thất trận thảm hại trước Tào Ngụy ở Kinh Châu. Song lần đại bại này cũng giúp Bị mở ra cơ hội liên minh với Tôn Quyền.
Liên minh Tôn - Lưu đại phá Tào Ngụy ở Xích Bích, Lưu Bị “ăn theo” thắng lợi của Chu Du, chiếm được lợi thế vững vàng ở Kinh Châu.
Từ đây, Quan Vân Trường cũng lập được nhiều chiến công hơn, trở thành tướng lĩnh cốt lõi trong lực lượng của Lưu Bị.
Trong khi Lưu Bị cùng Gia Cát Lượng, Trương Phi, Triệu Vân đem quân chủ lực chinh phạt Ích Châu, nhiệm vụ trấn thủ Kinh Châu được giao vào tay Quan Vũ.
Quan Vũ.
Năm 219, Quan Vũ đang trấn thủ ở Kinh Châu cũng điểm binh tiến lên mặt bắc trợ chiến, đánh Tào. Thế nhưng, chiến dịch hãm thành của Quan Vũ lại rơi vào tình trạng bế tắc khi Tào Nhân thủ chắc Phàn Thành, khiến ông tiến thoái lưỡng nan.
Vào thời điểm mấu chốt, Tào Tháo đã quyết định xuất toàn lực, huy động thêm một đạo viện binh Nam hạ tấn công Quan Vũ.Thống soái đội quân này không ai khác ngoài “lão bằng hữu” Từ Hoảng.
Từ Hoảng biết rằng phần lớn lính của mình không được tập luyện bài bản nên ông không giao chiến ngay mà lập trại đằng sau quân địch. Ông cho lính đào hầm xung quanh thành khác của địch là Nghiêm Thành, giả vở như cắt đường vận lương của địch. Quân Quan Vũ bị lừa và rời bỏ vị trí, giúp Từ Hoảng từng bước giải vây Phàn Thành.
Sau khi quân tiếp viện đến, Từ Hoảng cho quân của mình tấn công trực tiếp vào trại Quan Vũ. Quan Vũ dẫn 5000 kị binh để đẩy lùi quân Ngụy, nhưng thất bại. Không những vậy, phần lớn quân lính của Quan Vũ bị đẩy xuống sông Hán Thủy và chết đuối. Cuộc vây hãm Phàn Thành của quân Thục bị phá vỡ. Khi Tào Tháo biết tin, ông đã so sánh Từ Hoảng với Tôn Tử.
Từ Hoảng.
Khi Từ Hoảng dẫn quân về trại, đích thân Tào Tháo ra ngoài thành 7 dặm để đón tiếp Từ Hoảng. Thường thì quân của các tướng khác, vì muốn xem mặt Tào Tháo, nên đều mất hàng ngũ nhưng quân của Từ Hoảng vẫn hàng nào đội ấy, răm rắp một lượt. Thấy điều này, Tào Tháo khen rằng: “Từ tướng quân quả thật có dáng như Chu Á Phu ngày trước”.
Sau chiến dịch chuyển bại thành thắng ở Phàn Thành, Tào Tháo lại nói – “Phòng tuyến của địch quân trùng trùng, tướng quân (Từ Hoảng) giành được toàn thắng, xâm nhập trùng vây, giết địch vô số.
Ta dụng binh hơn 0 năm, chỉ nghe cổ nhân giỏi việc binh, không nghe nói đem quân thẳng vào giữa vòng vây địch. Chiến công của tướng quân có thể sánh ngang Tôn Tử, Tư Mã Nhương Thư năm xưa”.
Tam quốc chí - Ngụy thư - Từ Hoảng truyện chép rằng – “Từ Hoảng là một trong ‘ngũ tử lương tướng’ của Thái tổ (Tào Tháo), tham gia nhiều chiến dịch trọng yếu, trí dũng song toàn, chiến công trác việt, trị quân có tài”.
Giai đoạn “hậu Quan Vũ”, Từ Hoảng chính là nhân vật được xưng nh “Tam quốc đệ nhất danh tướng”.
Sau khi Ngụy vương chết năm 220, Từ Hoảng tiếp tục được Tào Phi tin tưởng. Ông được phong làm Hữu tướng quân và Dương Bình hầu. Khi Tào Duệ lên ngôi nối dõi Tào Phi năm 227, Duệ cử Từ Hoảng đến bảo vệ Tương Dương khỏi quân Ngô. Không may là ông mất cùng năm vì lý do bệnh tật. Ông có một con trai tên là Từ Cái cùng với những họ hàng khác cũng được phong tước hầu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính