Tam quốc diễn nghĩa: Không nghe theo di ngôn của Chu Du, Tôn Quyền suýt hối không kịp
Chu Du (175 -210) tên tự là Công Cẩn, ông là danh tướng và khai quốc công thần của Đông Ngô thời Tam quốc. Chu Du sinh ra trong một đại gia tộc có nhiều người làm quan ở huyện Thư, Lư Giang, An Huy ngày nay. Ông nội của ông là Chu Cảnh và chú là Chu Trung đều làm quan Thái úy (một trong 9 chức quan thời xưa). Cha của ông là Chu Dị từng làm quan huyện lệnh Lạc Dương. Có thể nói, gia tộc Chu Du là một trong những gia tộc hiển hách trong lịch sử Trung Hoa.
Khi đánh giá về nhân vật này, có ý kiến cho rằng, Chu Du trong lịch sử có thể được xem là một nhân tài vô cùng xuất chúng.
Tuy nhiên Tam quốc diễn nghĩa khi miêu tả trận chiến Xích Bích dường như đã đem công lao quy phần nhiều cho Gia Cát Lượng. Trong khi đó, chiến thắng trong trận đại chiến này thực tế không thể không kể đến vai trò chính của công thần Chu Du.
Cũng trong hồi thứ 52 của Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung đã đề cập tới cuộc đối thoại của Gia Cát Lượng cùng bộ tướng phe Lưu Hiền là Hình Đạo Vinh.
Bấy giờ, Khổng Minh nói: "Tào Tháo mang trăm vạn quân, bị ta dùng một mẹo nhỏ giết cho không còn mảnh giáp rút về, bọn ngươi địch với ta sao nổi? Nay ta đến chiêu an, sao không hàng đi cho mau?".
Hình Đạo Vinh nghe vậy liền cười lớn đáp trả: "Trận đánh ở Xích Bích là mưu của Chu Du, can gì đến ngươi mà ngươi dám đến đây khoác lác?".
Từ đó có thể thấy, không ít người đều nhìn ra công lao to lớn của Chu Du đối với chiến thắng trong trận đại chiến Xích Bích.
Theo ghi chép trong Tam quốc chí của sử gia Trần Thọ, Chu Du từ lúc trẻ đã nổi tiếng là người có tướng mạo tuấn tú, thân hình cao lớn, tráng kiện. Không những thế, Chu Du còn có tài năng cả văn và võ. Chu Du từ lúc còn ít tuổi đã tinh thông âm luật, chơi đàn giỏi. Cho dù uống rượu đã ngà ngà say, nhưng chỉ cần người chơi đàn mắc một lỗi nhỏ ông vẫn phát hiện ra. Đồng thời ngay lập tức ông sẽ ngó về phía ấy và chỉ ra lỗi sai.
Bởi vì Chu Du có tướng mạo khôi ngô tuấn tú nên các cô gái khi chơi đàn để giành được nhiều cái “liếc mắt” của ông nên thường thường cố ý mắc lỗi. Vì vậy mà dân gian lưu truyền một câu rất nổi tiếng “Khúc hữu ngộ, chu lang cố”, (ý nói khi nốt nhạc bị đánh sai, Chu Lang liền ngó về phía đó).
Không chỉ tinh thông âm nhạc, nho nhã khôi ngô, Chu Du còn có tài năng quân sự phi phàm. Vào những năm cuối Đông Hán, quần hùng khởi binh tranh giành. Phá lỗ tướng quân Tôn Kiên khởi binh thảo phạt quyền thần Đổng Trác của Thiếu Đế và chuyển nhà đến huyện Thư.
Con trai của Tôn Kiên là “tiểu bá vương” Tôn Sách cùng độ tuổi với Chu Du. Hai người họ gặp nhau, có cùng chí hướng nên rất thân thiết, tình cảm như anh em. Chu Du còn cho gia đình Tôn Sách ở dãy nhà phía nam hướng ra đường lớn của nhà mình. Hai nhà cùng giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Về sau này, Chu Du và Tôn Sách hợp binh chinh chiến, đánh đâu thắng đấy, không gì cản nổi, xưng bá ở Giang Đông.
Sau khi Tôn Sách qua đời, Tôn Quyền lên kế vị, Chu Du dường như được xem như một vị thần bảo vệ cơ nghiệp của tập đoàn chính trị này.
Lời tiên đoán của Chu Du về đối thủ đáng lo ngại hơn cả Tào Tháo
Trước khi qua đời, vị công thần ấy từng để lại một di ngôn cho quân chủ. Di ngôn cuối đời của Chu Du dặn lại 3 việc: thứ nhất là đề cử Lỗ Túc thay mình cầm quân, thứ hai là phải đề phòng Tào Tháo ở phía bắc và cuối cùng là nhắc nhở Tôn Quyền về một nhân vật phải diệt trừ để tránh hậu họa.
Rồi Chu Du qua đời, năm đó ông mới 36 tuổi. Tôn Quyền nghe tin ông mất cảm thấy như mất một cánh tay, tự mình mặc áo tang đến để tang ông. Linh cữu Chu Du được chuyển về Ngô Quận, Tôn Quyền ra tận Vu Hồ nghênh đón.
Về chi tiết này, cuốn Tam quốc chí trong phần Ngô chí, mục Lỗ Túc truyện có đoạn:
Chu Du bệnh khốn, dâng sớ nói: "Ngày nay thiên hạ sắp có việc quân, đấy là điều mà Du ngày đêm lo lắng, mong bậc chí tôn mưu nghĩ trước khi có việc, rồi mới vui vẻ sau.
Nay đã thành kẻ địch với Tào Tháo, mà Lưu Bị gần ở Công An, bờ cõi gần kề, nhưng trăm họ chưa theo, nên chọn tướng giỏi để đánh dẹp hắn đi".
Giang Biểu truyện cũng có đoạn nói về bức thư Chu Du gửi cho Tôn Quyền khi đang lâm bệnh nặng. Trong đó có viết:
"Nay Tào Công tại phía bắc, bờ cõi chưa yên. Lưu Bị ở Công An, như có nuôi hổ. Việc trong thiên hạ, chưa biết kết cuộc ra sao".
Có giai thoại còn truyền lại rằng, vào năm Kiến An thứ 15, Chu Du đột nhiên lâm bệnh nặng qua đời. Trong phong thư gửi lại cho Tôn Quyền, ông từng nhắc tới Lưu Bị, cũng tiên liệu rằng "Người này chưa diệt, Đông Ngô tất nguy".
Như vậy, Chu Du trước lúc tạ thế đã nhận định về thế cục sau này. Có lý giải cho rằng, đại ý của Chu Du là Ngụy và Thục đều là kẻ địch, chỉ có điều Tào Tháo ở ngoài sáng, Lưu Bị núp trong tối.
Mặc dù Tào Tháo mạnh, nhưng Đông Ngô chưa cần lo lắng quá mức. Bởi ông ta còn phải tự lo liệu cho mình. Ít nhất ở vào thời điểm chưa hoàn toàn ổn định thế lực của bản thân, Tào Tháo cũng sẽ không hạ thủ với Đông Ngô.
Nếu Tào Tháo quả thực hạ thủ với Đông Ngô, Đông Ngô cũng có thể lập tức ứng đối. Bởi vì Tào Tháo ở ngoài sáng.
Tuy nhiên Lưu Bị thì ngược lại. Nhân vật này chẳng khác nào một con hổ đang thu nanh, ẩn núp trong bóng tối, khiến người khác khó lòng phòng bị.
Một khi để Lưu Bị nắm được cơ hội, Đông Ngô sẽ gặp phải tổn thất nghiêm trọng. Cho nên, Chu Du đã đưa ra lời cảnh báo với Tôn Quyền rằng nên sớm diệt trừ Lưu Bị.
Chỉ tiếc rằng, vị quân chủ này đã không nghe theo ý kiến của Chu Du. Cũng chính vì quyết định này mà khi lời tiên đoán của Chu Du ứng nghiệm, cơ nghiệp Đông Ngô suýt chút nữa đã bị diệt vong trong tay đối thủ.
Không nghe lời Chu Du, Tôn Quyền và Đông Ngô suýt hối không kịp
Chỉ khoảng hơn 10 năm sau khi Chu Du qua đời, thế lực của Lưu Bị đã càng lúc càng lớn mạnh. Mâu thuẫn giữa Thục Hán với Đông Ngô về vấn đề Kinh Châu cũng ngày một thêm căng thẳng, gay gắt.
Kết quả là Lã Mông thừa dịp Quan Vũ phát động cuộc chiến Tương Phàn, dẫn quân đánh úp Kinh Châu, giết Quan Vân Trường. Vì sự việc này, Lưu Bị đã thân chinh dẫn đội quân tinh nhuệ của mình ồ ạt chinh phạt Đông Ngô.
Vào giai đoạn đầu của cuộc chiến, Lưu Bị liên tiếp thắng thế, nhiều lần khiến Đông Ngô tưởng như đã bị đẩy tới bờ diệt vong. Nếu lúc bấy giờ, Tào Tháo lại thừa dịp tiến đánh, cơ nghiệp của tập đoàn chính trị này rất có thể sẽ tan tành trong chốc lát.
May mắn rằng Lục Tốn đã dùng hỏa công thiêu cháy trận doanh của Lưu Bị, giành thắng lợi về tay Đông Ngô.
Dù cơ nghiệp của tập đoàn chính trị ấy không bị hủy dưới tay Lưu Bị, tuy nhiên điều này đã chứng minh rằng việc Chu Du nhắc nhở Tôn Quyền sớm diệt trừ nhân vật này là hoàn toàn có cơ sở.
Bởi lẽ, vị công thần của Đông Ngô từ sớm đã nhìn ra năng lực đáng gờm từ một đối thủ như Lưu Bị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách