Tam quốc diễn nghĩa: Không phải Khổng Minh đây mới là thống soái giỏi nhất
Vào cuối thời Đông Hán, ngoại thích lộng quyền, hoạn quan lũng đoạn, triều chính mục nát, cơ nghiệp của hoàng tộc họ Lưu suy vong đã là điều trước mắt.
Nhận thấy Đại Hán đã dần đến hồi mạt vận, quần hùng nổi lên tranh bá, chiến loạn xảy ra khắp nơi. Cũng bởi vậy mà giai đoạn loạn thế này được xem là thời kỳ sản sinh ra không ít bậc kiêu hùng cùng nhiều mưu sĩ, mãnh tướng.
Bên cạnh những nhân tài trên lĩnh vực võ thuật, mưu lược, còn có một nhóm người đóng vai trò vô cùng trọng yếu đối với thế cục thời bấy giờ. Họ được hậu thế biết tới và ca ngợi với danh hiệu “soái tài”.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, mưu sĩ tài giỏi, võ tướng thao lược nhiều không đếm xuể, nhưng những người được xếp vào hàng soái tài lại chỉ đếm trên đầu ngón tay. Theo xếp hạng của KKNews, những thống soái giỏi nhất thời bấy giờ chỉ có 5 nhân vật dưới đây.
Vị trí thứ năm: Chu Du
Chu Du (175 - 210), tự Công Cẩn, đương thời gọi Chu Lang, là nh tướng và khai quốc công thần của nước Đông Ngô thời Tam quốc.
Ông là một nhà quân sự tài ba, chuyên về thủy chiến, chức vụ chính thức là Đại đô đốc, nên được gọi là Chu Đô đốc. Bên cạnh đó, ông có biệt tài về âm nhạc, có câu truyền rằng Khúc hữu ngộ, Chu Lang cố để nói lên tài năng âm nhạc của ông.
Chu Du nổi tiếng với chiến thắng ở trận Xích Bích trước quân Tào Tháo, là trận chiến lớn nhất thời đó. Sau trận Xích Bích, cục diện Tam quốc mới hoàn toàn phân định, là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử, dẫn đến việc Chu Du cũng trở thành một trứ danh tướng quân trong lịch sử. Tuy nhiên, chiến thắng trận Xích Bích chỉ sau 2 năm thì ông qua đời.
Đánh giá về tài cầm quân của Chu Công Cẩn, nhiều sử gia nhận định ông là một người sở hữu tầm nhìn vô cùng sắc bén. Bản thân Chu Du đã từng vì cơ nghiệp họ Tôn ở Giang Đông mà hoạch định đường đi nước bước cho tập đoàn chính trị này, cân nhắc chu toàn tới từng nước cờ tấn công hay lui thủ.
Nếu không phải Chu Du không may qua đời khi đương độ tráng niên, ông chắc chắn sẽ có thứ hạng cao hơn trong bảng xếp hạng những thống soái tài năng thời Tam quốc.
Vị trí thứ tư: Lục Tốn
Lục Tốn (183 - 245), tự Bá Ngôn, cũng là một tướng lĩnh nổi danh trong chiến tuyến của Đông Ngô. Sinh thời, ông được xem là một nhân tài quân sự kiệt xuất vào giai đoạn hậu kỳ thời Tam Quốc.
Khi còn trẻ, ông phụ giúp Đại đô đốc khi ấy của Đông Ngô là Lã Mông, và tham gia trong trận chiến Kinh Châu, trận chiến đã giúp Đông Ngô đánh bại và giết chết được đại tướng Thục Hán là Quan Vũ. Chiến tích vĩ đại nhất của ông là trận Di Lăng, đánh bại quân Thục Hán của Lưu Bị. Lục Tốn đạt được đỉnh cao trong sự nghiệp của mình sau trận đánh này khi Tôn Quyền coi trọng ông nhiều hơn, thăng ông lên vị trí cao hơn và ban cho ông những chức tước chưa từng thấy. Trong suốt thời gian giữa và sau của sự nghiệp, Lục Tốn đã giám sát và quản lý cả hai lĩnh vực dân sự và quân sự ở Đông Ngô khi tham gia một số cuộc chiến tranh chống lại Tào Ngụy.
Trong những năm cuối đời của mình, Lục Tốn đã bị cuốn vào cuộc đấu tranh giành quyền nối ngôi giữa các con trai của Tôn Quyền và không được Tôn Quyền ưu ái như trước. Ông vẫn giữ được chức Thừa tướng nhưng qua đời một năm sau đó trong sự thất vọng.
Từ những thành tích quân sự đáng nể kể trên, không có gì khó hiểu khi Lục Tốn được xếp vào hàng ngũ những thống soái tài năng hàng đầu thời bấy giờ.
Vị trí thứ ba: Đặng Ngải
Đặng Ngải (197 - 264) là tướng lĩnh của nhà Ngụy, nổi tiếng là người thông thạo binh pháp.
Ông từng nhiều lần có công bảo vệ biên giới phía tây nước Ngụy trước những cuộc tấn công của Khương Duy.
Tài năng chỉ huy và mưu lược xuất chúng của Đặng Ngải được thể hiện rõ ràng nhất thông qua mưu kế "lén qua Âm Bình" trong trận chiến Ngụy diệt Thục.
Bấy giờ, khi quân Ngụy đang bị Khương Duy cầm chân ở Kiếm Các, Đặng Ngải đã chủ động dẫn một nhánh quân âm thầm vòng qua Âm Bình, tiến thẳng tới kinh đô nhà Thục, buộc Lưu Thiện đầu hàng, khiến Thục Hán tận diệt.
Chỉ một mưu kế đã khiến cho một tập đoàn chính trị sụp đổ nhanh chóng như vậy, có thể nói tài năng chỉ huy của Đặng Ngải cũng được xem là thượng thừa.
Chỉ tiếc rằng ông dù có tài nhưng lại kiêu ngạo hại thân, khiến không ít kẻ đem lòng ganh ghét để rồi chịu kết cục bị giết vì tội danh mưu phản.
Vị trí thứ hai: Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng (181 - 24) tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long, là mưu sĩ nổi danh thuộc tập đoàn chính trị Thục Hán.
Khi tiên chủ Lưu Bị còn sống, Gia Cát Lượng quả thực không có nhiều cơ hội trực tiếp chỉ huy quân sự.
Thế nhưng việc một mưu sĩ nổi danh kim cổ như ông có thiên phú về tài cầm binh cũng không phải là điều khó hiểu.
Trong trận đánh bình định Nam Trung, Gia Cát Lượng từng lập được chiến tích vang danh – "bảy lần bắt Mạch Hoạch".
Giai đoạn từ năm 228 đến năm 234, Khổng Minh đã phát động nhiều lần Bắc phạt.
Mặc dù không thành công, nhưng chiến dịch của ông cũng không thể xem là thua thiệt khi thu về chiến lợi phẩm như đất đai hoặc giết được tướng địch.
Mặc dù vào lần Bắc phạt cuối cùng, quân Thục không có được chiến tích vì Gia Cát Lượng bất ngờ qua đời, thế nhưng ông vẫn xứng danh được góp mặt vào danh sách những thống soái mạnh nhất thời bấy giờ.
Vị trí thứ nhất: Tào Tháo
Tào Tháo (155 - 220), tự Mạnh Đức, là quân chủ của tập đoàn chính trị Tào Ngụy thời Tam Quốc.
Năm xưa, Tào Mạnh Đức xuất thân trong một gia đình hoạn quan. So với Lưu Bị từng hành nghề đan giày dệt chiếu hay Tôn Quyền từ nhỏ mất cha, thân thế của Tào Tháo quả thực có phần hiển hách hơn, nhưng cũng chưa đủ để so bì với gia tộc bốn đời làm đến Tam Công như Viên Thiệu.
Đây chính là con giáp rủng rỉnh tài lộc nhất trong ngày đầu tiên của năm 2019
Vào thời kỳ đầu gây dựng sự nghiệp, ông từng chiêu mộ binh lính, tham gia dẹp loạn Khăn Vàng, chinh phạt Đổng Trác, sau lại đánh dẹp Lữ Bố, dần dần tạo thành thế lực vững chắc của riêng mình.
Sau đó, Tào Tháo từng trải qua nhiều chiến dịch, ngày một khuếch trương thế lực của gia tộc, còn lưu lại một chiến tích chói lòa trong lịch sử nhờ chiến thắng ở trận Quan Độ.
Trong trận chiến này, ông đã đánh bại thế lực chư hầu nổi tiếng hùng mạnh dưới tay Viên Thiệu, từ đó đặt cơ sở cho việc thống nhất phương Bắc.
So với bốn thống soái tài năng kể trên, Tào Tháo không chỉ là một chỉ là một tướng soái mà còn là người lãnh đạo trong trận doanh của mình.
Thế nhưng mỗi lần chinh chiến sa trường, ông thường xuyên đích thân lâm trận, vận dụng tài chỉ huy tác chiến ưu tú của mình để lấy được thắng lợi.
Cho nên, việc Tào Tháo được hậu thế đánh giá là Thống soái đệ nhất thời Tam quốc cũng là điều dễ hiểu.
Lý do Tư Mã Ý không có tên trong danh sách
Nhắc tới những thống soái giỏi nhất thời Tam quốc, có không ít người sẽ đề cử Tư Mã Ý. Bởi ông đã từng ngăn cản thành công hai lần Bắc phạt sau cùng của Gia Cát Lượng, lại có công bình định Liêu Đông, cũng có thể xem là một nhà quân sự có tài thống soái.
Tuy nhiên theo nhận định của KKNews, nếu phân tích kỹ hai lần Bắc phạt cuối cùng, không khó để nhận thấy mấu chốt khiến Tư Mã Ý thắng Gia Cát Lượng không phải nằm ở tài chỉ huy của nhân vật này.
Trong đó, một lần Thục Hán phải lui quân do thiếu thốn về mặt lương thảo, lần còn lại do Khổng Minh đột ngột qua đời nên mới đành phải rút binh.
Do đó Tư Mã Ý mặc dù quả thực có tài năng quân sự hơn người nhưng lại không thể coi là một chỉ huy có năng lực tác chiến cao, vì vậy không được xếp vào danh sách này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo